Thẩm định công nghệ thông tin giúp công ty bên mua tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động lên phương án ứng phó. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để công ty bên bán cải thiện và nâng cấp hệ thống, từ đó đẩy nhanh tiến trình M&A.
Số liệu từ KPMG Việt Nam cho biết, trong 10 tháng năm 2023, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam có 265 giao dịch, đạt giá trị hơn 4,4 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đang áp đảo.
Nhận định về xu hướng M&A tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng những lợi thế về chính trị ổn định, thị trường tiêu dùng rộng lớn, kiểm soát lạm phát dưới 4%, nợ công dưới trần pháp lý… giúp Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, một thương vụ M&A thành công đòi hỏi quá trình xem xét, phân tích nhiều yếu tố. Bên cạnh các vấn đề pháp lý, tài chính, thương mại thì thẩm định công nghệ thông tin (CNTT) cũng không thể xem nhẹ, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, CMCN 4.0 có những tác động sâu rộng trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Cho dù doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hay không, thẩm định CNTT cũng mang lại nhiều lợi ích.
Rất nhiều các thương vụ thâu tóm mang tham vọng hợp nhất nhiều mảng kinh doanh cốt lõi về một mối, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Đặc biệt, khi không tiến hành thẩm định CNTT một cách kỹ càng và toàn diện.
Liên minh Sprint Nextel trị giá 35 tỷ USD
Năm 2005, Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ (FCC) phê chuẩn việc sáp nhập Sprint và Nextel trị giá 35 tỷ USD để tạo ra nhà mạng mới Sprint Nextel với 40 triệu khách hàng.
Nhưng sau sáp nhập, tất cả những gì Sprint Nextel làm được là mất dần hàng triệu khách hàng và suy giảm lợi nhuận nhanh chóng. Lý do bởi hạ tầng công nghệ thông tin của 2 ông lớn không tìm được tiếng nói chung về mặt công nghệ, và đặc biệt văn hóa làm việc khác biệt giữa hai công ty trước khi hợp nhất đã tạo ra những đứt gãy trong hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng.
Thẩm định CNTT - Quan trọng nhưng dễ bị bỏ qua
Thẩm định hệ thống CNTT nhằm mục đích đánh giá năng lực quản trị hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện hành của công ty mục tiêu. Để dễ hình dung, việc thẩm định CNTT sẽ xác định xem công ty mục tiêu đang sử dụng phần mềm kế toán nào, lưu trữ dữ liệu ra sao, quản lý nhân sự bằng công cụ gì…gắn với mục tiêu chiến lược kinh doanh nào của công ty.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thẩm định CNTT chưa được nhiều doanh nghiệp chú trọng bằng việc thẩm định pháp lý, thuế, tài chính... Chỉ đến khi kết thúc thương vụ, bên mua tốn nhiều thời gian, tiền bạc để nâng cấp và tích hợp đồng bộ hệ thống CNTT với bên công ty mua… họ mới nhận ra những bất cập và sai lầm vì không thẩm định CNTT trước đó.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thẩm định CNTT chưa được các doanh nghiệp chú trọng bằng thẩm định pháp lý, thuế, tài chính... Chỉ đến khi kết thúc thương vụ, bên mua tốn nhiều thời gian, tiền bạc để nâng cấp và tích hợp hệ thống CNTT với bên bán, họ mới nhận ra những bất cập và sai lầm vì không thẩm định trước đó.
Ông Ryohei Oda, Giám đốc điều hành của ABeam Consulting Việt Nam cho biết: "Trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, kiểm định chi tiết về CNTT toàn diện là bắt buộc. Ở những thương vụ mua lại xuyên biên giới, thách thức càng lớn khi việc thẩm định đòi hỏi thời gian hoàn thành nhanh và cực kỳ chặt chẽ, trong khi bên mua chưa hiểu rõ quốc gia mà họ hướng đến."
Theo ông Oda, thẩm định sẽ giúp bên mua hình dung được bức tranh toàn cảnh về CNTT - cơ sở để định giá tài sản, giá trị hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng của bên bán. Dựa trên kết quả thẩm định và chiến lược kinh doanh, bên mua sẽ lường trước được những rủi ro trong tương lai, đặc biệt là những đánh giá về mặt an ninh và kiểm tra tính tuân thủ.
ABeam Consulting hỗ trợ các thương vụ M&A với chuyên môn thẩm định CNTT toàn diện
Là một công ty tư vấn toàn cầu, ABeam Consulting cung cấp dịch vụ kiểm định CNTT ( IT Due Diligence ) toàn diện, đa dạng các hạng mục, bao gồm: Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng; Phân tích an ninh mạng; Lập kế hoạch chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống và nền tảng, giữa công ty mẹ và công ty con; Thiết kế lộ trình tích hợp và quy trình CNTT sau sáp nhập; Tối ưu hóa chi phí.
ABeam hiện có hơn 8.100 chuyên gia, làm việc với khách hàng trên khắp châu Á, châu Mỹ và châu Âu và là đối tác tin cậy cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam
Ngoài trụ sở chính tại Nhật Bản, ABeam Consulting còn có 29 văn phòng tại 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực, đội ngũ chuyên gia của ABeam Consulting còn am hiểu tường tận môi trường kinh doanh ở các địa phương, giúp khách hàng xác định cơ hội và rủi ro để đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hóa giá trị của các giao dịch.
Ông Takuya Miura, Giám đốc điều hành của Wacoal - tập đoàn may mặc quốc tế đã lựa chọn ABeam Consulting trong thương vụ hai công ty con của Wacoal tại Thái Lan mua lại mảng kinh doanh nguyên vật liệu từ các công ty con của SPI, đánh giá cao năng lực của ABeam trong việc thẩm định, hoạch định kế hoạch và tích hợp hệ thống CNTT của các công ty toàn cầu.
"ABeam có văn phòng tại Thái Lan và các chuyên gia tư vấn có thể nói tiếng Thái. Wacoal đã từng thực hiện M&A trước đây, nhưng chúng tôi chưa bao giờ trải qua quá trình thẩm định CNTT phức tạp như thế này. Thật may mắn vì dự án được quản lý trực tiếp tại Thái Lan thay vì quản lý từ xa tại Nhật Bản", đại diện Wacoal chia sẻ.
Bằng kinh nghiệm được đúc kết trong nhiều năm cùng phương pháp thẩm định khoa học, ABeam Consulting giúp bên mua hiểu rõ hơn về khả năng CNTT của các công ty mục tiêu, cho phép họ đàm phán các giao dịch tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn.
Về phía bên bán, chuyên môn của ABeam Consulting hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hệ thống CNTT cho việc kiểm định, đảm bảo quá trình chuyển đổi thuận lợi và tối đa hóa giá trị tài sản của họ.