Tham vọng giữ gìn và phát triển bản sắc Việt Nam từ câu chuyện món phở của người Việt

Những suy nghĩ về làm thế nào để vừa giữ gìn văn hóa phở, vừa mang phở ra thế giới được các chuyên gia, doanh nghiệp lớn chia sẻ thông qua buổi tọa đàm "Giữ gìn và phát triển văn hóa phở Việt" vừa diễn ra tại sự kiện Ngày Của Phở vừa qua vào ngày 11/12 tại công viên Vị Xuyên, Nam Định.

 

Tham vọng giữ gìn và phát triển bản sắc Việt Nam từ câu chuyện món phở của người Việt - Ảnh 1.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Nghệ nhân dân gian Bùi Thị Sương cho biết món phở trên mỗi vùng miền của Việt Nam đều có nhiều sự khác biệt, mang nét đặc trưng của từng vùng miền. Nhưng đều ‘’biến thể’’ trên một nền tảng chung đó là bánh phở, nước dùng, và các gia vị hầm trong nước dùng phở. Sự đa dạng đó chính là đặc điểm của "văn hóa phở Việt".

Tham vọng giữ gìn và phát triển bản sắc Việt Nam từ câu chuyện món phở của người Việt - Ảnh 3.

Nghệ nhân dân gian Bùi Thị Sương - phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & phát triển ẩm thực Việt Nam

Ví dụ như chỉ trong một cuộc thi ‘’Đi tìm người nấu phở ngon 2022’’, đã có rất nhiều sự biến thể về cách nấu phở khác nhau, có cách theo truyền thống, nhưng cũng có cách ‘’biến thể’’ rất sáng tạo. Sự sáng tạo này có thể là dùng trái cây để hầm nước dùng phở giúp nước thơm và thanh ngọt hơn, có thể là kĩ thuật chế biến nước dùng … tựu chung đều là ‘’sáng tạo trên nền chất liệu truyền thống’’. Vẫn là thịt đấy, xương đấy, gia vị gừng, quế, hồi…nhưng có sự điều chỉnh, thêm thắt nguyên liệu mới khiến nước dùng càng ngày càng tinh tế hơn. Những sự sáng tạo đáng quý này khiến cho ‘’văn hóa phở’’ được nuôi dưỡng và phát triển.

Đồng quan điểm với Nghệ nhân dân gian Bùi Thị Sương, Chuyên gia ẩm thực Đỗ Nguyễn Hoàng Long bổ sung thêm rằng sự sáng tạo có thêm hỗ trợ từ khoa học công nghệ sẽ rất hữu ích. Kết hợp với khoa học công nghệ chính là tương lai của ẩm thực nói chung và phở Việt nói riêng. Đơn giản như việc đưa phở vào quy trình sản xuất công nghiệp, sẽ giúp phổ biến món ăn đến khắp mọi vùng miền đất nước, kể cả ra nước ngoài.

Tham vọng giữ gìn và phát triển bản sắc Việt Nam từ câu chuyện món phở của người Việt - Ảnh 4.

Chuyên gia ẩm thực Đỗ Nguyễn Hoàng Long

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất thực phẩm đóng gói, ông Kajiwara Shinsuke - Trưởng phòng Marketing Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã đưa đến một sự so sánh khá thú vị: Giống như món sashimi tại Nhật Bản là một món có truyền thống từ rất lâu đời và vẫn được yêu thích, phát triển và phổ biến đến ngày nay, phở cũng là một món truyền thống của Việt Nam có nhiều tiềm năng cần được khai thác. Các hiểu biết về ẩm thực truyền thống kết hợp với các yếu tố ý tưởng sáng tạo sẽ giúp cho phở truyền thống được duy trì và phát triển.

Tham vọng giữ gìn và phát triển bản sắc Việt Nam từ câu chuyện món phở của người Việt - Ảnh 5.

Ông Kajiwara Shinsuke - Trưởng phòng Marketing Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

Trong cuộc tọa đàm này, Acecook Việt Nam đã mang tới một sản phẩm sáng tạo là Phở Đệ Nhất đặc biệt - hương vị Bò tái lăn. Với công nghệ sản xuất hiện đại và nguyên tắc ‘’luôn phải làm sao nghiên cứu ra đúng vị của phở", Phở bò tái lăn Đệ Nhất đã phần nào thành công khi được Nghệ nhân dân gian Bùi Thị Sương nhận xét "lần đầu tiên nếm thử tôi hết sức ngạc nhiên, một hương vị phở Hà Nội rất rõ nét, quá đặc trưng. Nước dùng thanh dịu, dậy hương vị truyền thống của gừng nướng, hành nướng, quế chi, thảo quả… đặc biệt sợi bánh phở dai mềm vừa đủ, thơm mùi gạo…"

Tham vọng giữ gìn và phát triển bản sắc Việt Nam từ câu chuyện món phở của người Việt - Ảnh 6.

Ra mắt từ tháng 10/2022, Phở Đệ Nhất đặc biệt - hương vị bò tái lăn đã đã chinh phục hơn 2 triệu người tiêu dùng trên khắp cả nước, và con số này vẫn đang tăng lên từng ngày. Phở bò tái lăn Đệ Nhất hiện có bán rộng rãi tại các siêu thị, chợ, tiệm bán lẻ với giá 10,000 VND. Giờ đây, khi thèm ăn 1 bát tái lăn chuẩn vị Hà Nội, ở bất kỳ đâu và khi nào, đã có Phở Tái Lăn Đệ Nhất nhé!

Tin mới