Khối ngoại đang thay đổi khẩu vị với Việt Nam, tuy nhiên một nhóm cổ phiếu vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tổ chức, bao gồm cả nội và ngoại.
Sự dịch chuyển khẩu vị của khối ngoại
Dòng tiền ngoại đang có sự thay đổi lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi hình thành ra hai xu hướng. Thứ nhất, nhóm vốn hóa lớn đại diện là những gương mặt quen thuộc không còn là khẩu vị ưa thích. Thống kê một năm trở lại đây cho thấy nhiều bluechip bị khối ngoại bán ròng 1ang nghìn tỷ đồng như VNM, VHM, MSN, VPB, MWG, VRE, SAB, STB.
Hiện tượng nhà đầu tư ngoại phải giao dịch ngoài sàn và trả 1ang phí thưởng (premium) không còn xuất hiện ở nhiều bluechip. Tiêu biểu nhất trong nhóm này là MWG của Thế giới Di động với một thời gian dài kín room và có mức premium hai con số.
Sau bán ra một lượng lớn bluechip, các tổ chức ngoại hình thành xu hướng thứ hai đó là đẩy mạnh giao dịch trong ngắn hạn. Nhóm quỹ lớn như Dragon Capital, Pyn Elite Fund liên tục mua vào bán ra cổ phiếu nhóm vốn hóa vừa và lớn.
Tuy vậy, với quy mô 1ang tỷ USD, giải pháp trading ngắn hạn không đóng góp nhiều cho hiệu suất của quỹ lớn. Việc thiếu vắng nhóm cổ phiếu vượt trội thị trường chung khiến nhiều quỹ lớn không thể chiến thắng VN-Index.
Hai chỉ số đại diện chứng khoán Việt Nam là VN-Index và VN30-Index 1ang lần lượt 12,2% và 11,45%, nhưng còn cách khá xa vùng đỉnh lịch sử 1.500 điểm. Nhiều quỹ lớn như Pyn Elite Fund, VEIL và VEF (Dragon Capital) có hiệu suất kém Index. Trong khi mức chênh của VOF (VinaCapital) với chỉ số cũng không đáng kể.
Đối lập với các quỹ lớn, nhiều tổ chức quy mô tài sản ròng 200 – 500 triệu USD hoặc quỹ nội lại có hiệu suất vượt trội. Đơn cử như, Vietnam Holding đạt hiệu suất gấp đôi Index với 22,44%, kế đến là CTBC Vietnam Equity Fund (18,87%). Tuy nhiên, những con số này vẫn kém xa nhiều quỹ nội như VCBF – MGF (31,95%), VinaCapital VESAF (30,84%) hay SSI – SCA (28,43%).
Sự phân hóa giữa các nhóm quỹ tiếp tục diễn ra trong hai tháng đầu năm nay khi chứng khoán Việt Nam khởi sắc. Tới đây, câu hỏi đặt ra là điều gì đã dẫn đến hiện tượng này?
Một nhóm cổ phiếu tạo nên sự khác biệt giữa các nhóm quỹ
Như vừa đề cập trên, việc không sở hữu những “tuyển thủ” tốt trong danh mục, hay phân bổ tỷ trọng quá lớn vào một nhóm cổ phiếu đã khiến nhiều quỹ không có phong độ tốt giai đoạn qua. Trong khi đó, khi nhìn vào tổ chức khác, việc có mặt của một số nhóm cổ phiếu nổi sóng và liên tiếp lập đỉnh lịch sử như “họ FPT”, PNJ hay một số cái tên khác như ACB, GMD đã tạo nên sự khác biệt.
Ví dụ, quỹ ngoại thành công nhất trong năm qua là Vietnam Holding với hiệu suất đột biến như nêu trên, nhà quản lỹ quỹ này đã phân bổ gần 20% giá trị danh mục đầu tư trị giá hơn 120 triệu USD vào hai cổ phiếu “họ FPT” là FPT (tỷ trọng 14,9%) và FRT (4,9%). FPT là cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của họ, bỏ xa mã theo sau là GMD (6,5%).
Hay với CTBC Vietnam Equity Fund, với quy mô hơn 28 tỷ Tân Đài tệ (gần 22.000 tỷ đồng), nhà quản lý quỹ Đài Loan (Trung Quốc) này cũng phân bổ nhiều nhất vào FPT và đã hái “quả ngọt” khi cổ phiếu của ông lớn ngành công nghệ này chưa thấy đỉnh. Và chính bluechip công nghệ này đã khiến CTBC Vietnam Equity Fund vượt trội hơn so với nhiều quỹ khác cùng do Dragon Capital quản lý.
Tuy nhiên, việc sở hữu FPT của khối ngoại không đơn giản vì mã này vẫn duy trì trạng thái kín room ngoại (49%). Hiện tượng hiếm hoi trên sàn là nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang phải chấp nhận trả premium nếu giao dịch thỏa thuận FPT.
Trong tình huống này, lợi thế thuộc về quỹ nội khi không bị hạn chế về room. Đặc điểm chung của ba quỹ có hiệu suất cao top đầu thị trường là VCBF – MGF, VinaCapital VESAF và SSI – SCA là họ đều “tất tay” vào FPT.
Thời điểm cuối năm 2023, danh mục đầu tư của VCBF – MGF phân bổ nhiều nhất vào cổ phiếu FPT với 7,16%. Tương tự, VinaCapital VESAF cũng phân bổ 15% vào mã này và tạo ra chiến lược khác số đông thị trường đó là đưa công nghệ trở thành nhóm cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất. Mạnh tay hơn, SSI-SCA rót tới 19,2% tài sản của họ vào FPT.
Triển vọng nào cho cổ phiếu công nghệ?
Trái với trạng thái của phần đông các quỹ đầu tư, nhà quản lý quỹ Pyn Elite Fund thừa nhận về mức hiệu suất kém chỉ với 1,7% trong năm qua do không nắm giữ nhóm cổ phiếu vượt trội. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi nhà đầu tư, ông Petri Deryng, nhà quản lý quỹ của Pyn Elite Fund đã cho biết tăng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu công nghệ, trong đó có FPT.
Nhà quản lý quỹ quy mô 850 triệu USD đến từ Phần Lan đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của FPT trên lĩnh vực phần mềm với nguồn thu từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và châu Á. Theo dõi trong tháng 2/2024, FPT nằm trong top 3 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến hiệu suất của quỹ.
Không riêng các quỹ ngoại, cổ phiếu của ông lớn ngành công nghệ Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm của những nhà quản lý quỹ nội và giới phân tích với mức dự phóng lợi nhuận hầu hết đều ở ngưỡng hai con số.
Với xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ AI tạo sinh, nhiều tập đoàn công nghệ đẳng cấp liên quan đến xu hướng này đều có giá cổ phiếu tăng mạnh trong đó Nvidia (đối tác FPT đang mong muốn thúc đẩy hợp tác phát triển AI) đã tăng gấp 4 lần, khối phân tích Chứng khoán Agribank kỳ vọng giá cổ phiếu FPT cũng sẽ được hưởng lợi.