(Tổ Quốc) - Giá hàng hóa tiếp tục tăng trong phiên vừa qua do thị trường kỳ vọng nhu cầu sẽ hồi phục khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống COVID-19. Riêng dầu mỏ quay đầu giảm trong phiên này do triển vọng nguồn cung gia tăng.
Dầu giảm 2%
Sau khi chạm mức cao nhất trong bảy tuần, giá dầu giảm 2% vào thứ Ba (17/5) sau thông tin Mỹ có thể giảm bớt một số hạn chế đối với chính phủ Venezuela, làm dấy lên hy vọng rằng thị trường có thể có thêm một số nguồn cung bổ sung.
Giá cũng giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cảnh báo nền kinh tế có thể bị tổn hại bởi những nỗ lực giảm lạm phát và Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ "tiếp tục thúc đẩy" để thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ cho đến khi lạm phát giảm một cách rõ rệt.
Lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2020, giá dầu Brent – tham chiếu cho thị trường quốc tế - trở nên rẻ hơn giá dầu Tây Texas Mỹ (WTI).
Theo đó, giá dầu Brent kết thúc phiên giảm 2,31 USD, tương đương 2%, xuống 111,93 USD/thùng, còn dầu WTI của Mỹ giảm 1,8 USD, tương đương 1,6% xuống 112,40 USD/thùng.
Vàng biến động trái chiều
Giá vàng giảm do chịu áp lực bởi dữ liệu doanh số bán lẻ tích cực của Mỹ và kỳ vọng về việc tăng lãi suất mạnh mẽ, song đồng USD giảm giá đã giúp giá vàng không giảm sâu.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giao dịch giảm 0,5% xuống 1.815,19 USD/ounce; song vàng giao tháng 6 tiếp tục tăng 0,3% lên 1.818,9 USD.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh trong tháng 4, cho thấy nhu cầu vẫn được duy trì mạnh mẽ bất chấp lạm phát cao và xoa dịu một số lo ngại rằng nền kinh tế đang đi vào suy thoái.
Ryan McKay, chiến lược gia hàng hóa thuộc TD Securities, cho biết vàng dường như đã chịu một số áp lực kể từ khi có dữ liệu trên.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết vào thứ Ba (17/5), nói thêm rằng Fed sẽ xem xét việc hành động mạnh mẽ hơn nếu lạm phát không giảm một cách rõ ràng và thuyết phục. Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát gia tăng, nhưng việc tăng lãi suất dẫn đến chi phí cơ hội cao hơn khi nắm giữ vàng thỏi vốn không có lợi suất.
Đồng tăng khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế chống COVID
Giá đồng tăng do nước tiêu dùng kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc – nới lỏng các hạn chế chống dịch COVID-19, nhất là việc phong tỏa, làm dấy lên hy vọng nhu cầu kim loại sẽ được cải thiện.
Thượng Hải hôm thứ Hai (16/5) đã đưa ra kế hoạch chấm dứt tình trạng phong tỏa kéo dài hơn sáu tuần, làm tổn hại nền kinh tế Trung Quốc bằng cách phá vỡ chuỗi cung ứng và buộc các nhà máy phải đóng cửa.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 1,1% lên 9.341 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 6/5, là 9.418 USD.
Giá nhôm phiên này cũng tăng 1,7% lên 2.881 USD/tấn.
Lúa mì và đậu tương tăng tiếp, ngô giảm
Giá lúa mì Mỹ tiếp tục tăng trong phiên 17/5, ngay cả sau khi Ấn Độ cho biết họ sẽ cho phép các chuyến tàu chở lúa mì đang chờ thông quan được xuất số hàng đó ra nước ngoài.
Gí lúa mì kỳ Mỹ giao dịch trên Sàn Chicagco lúc đầu phiên giao dịch giảm nhẹ, nhưng đảo chiều đi lên để chốt phiên tăng 30 US cent lên 12,77-1/2 USD/bushel.
Ấn Độ hôm thứ Bảy (13/5) thông báo cấm xuất khẩu lúa mì, chỉ vài ngày sau khi cho biết họ đang nhắm mục tiêu xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn trong năm nay, do đợt nắng nóng thiêu đốt làm giảm sản lượng và giá nội địa đạt mức cao kỷ lục.
Đến thứ Ba (17/5), Chính phủ Ấn ĐỘ cho biết họ sẽ chỉ cho phép xuất khẩu những lô hàng được hỗ trợ bằng thư tín dụng (LC), hoặc bảo lãnh thanh toán, được phát hành trước ngày 13 tháng 5 – bao gồm khoảng 1,8 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt tại các cảng. (Toàn câu chuyện)
Giá ngô phiên này giảm 8-3/4 cent xuống 8,00-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 21-1/2 cent lên 16,78 USD/bushel.
Cà phê arabica tăng do nguy cơ Brazil có băng giá
Giá cà phê arabica giao sau trên sàn New York (ICE) tăng lên mức cao nhất trong vòng vài tuần trở lại đây, sau khi đã tăng 5% trong phiên liền trước khi các nhà đầu tư vẫn lo lắng về nguy cơ xảy ra hiện tượng thời tiết băng giá trong tuần này ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới - Brazil.
Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 kết thúc phiên tăng 2,4 cent, tương đương 1,1%, lên 2,272 USD/lb, sau khi có lúc chạm mức cao nhất trong hơn ba tuần, là 2,2935 USD.
Cà phê robusta giao tháng 7 tăng 17 USD, tương đương 0,8% lên 2.104 USD/tấn.
Cao su kỳ hạn-Nhật Bản mở rộng mức tăng trên thị trường Thượng Hải mạnh hơn, đồng yên yếu hơn - Reuters News
Giá cao su giao dịch tại Nhật Bản tăng theo xu hướng giá ở Thượng Hải khi diễn biến dịch COVID-19 có nhiều cải thiện.
Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Osaka kết thúc phiên tăng 0,9 yên, tương đương 0,4%, lên 244,9 yên (1,89 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 80 nhân dân tệ lên 13.070 nhân dân tệ (1.935,69 USD)/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 22/4 là 13.135 nhân dân tệ.
Cao su giao tháng 6 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore kết thúc phiên ở mức 161,8 US cent/kg, tăng 1,6%.
Quặng sắt tăng
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng trong phiên vừa qua do lạc quan về việc nhu cầu sẽ được cải thiện trong bối cảnh chính sách phong tỏa chống COVID-19 được nới lỏng. Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 829 nhân dân tệ (122,62 USD)/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 6 tháng 5 là 849 nhân dân tệ.
Trái với giá ở Trung Quốc, trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao dịch nhiều nhất – kỳ hạn tháng 6 – giảm 1% xuống 128,65 USD/tấn.
Giá thép cây trên sàn Thượng Hải phiên này cũng tăng 0,1%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,4%, riêng thép không gỉ giảm 1,1%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 18/5:
Minh Quân