Thoa gừng lên rốn khi ngủ: Phương pháp giúp cải thiện lưu thông máu, trị mất ngủ hiệu quả

(Tổ Quốc) - Bằng cách đặt một lát gừng lên rốn khi đi ngủ, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi kỳ diệu của cơ thể.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, bụng là nơi giao thoa của sáu kinh mạch nên cũng là nơi tụ khí lạnh nhiều nhất. Hiện tượng ngưng tụ lạnh ở bụng rất dễ làm cho các chất hữu hình, đặc biệt là chất béo tích tụ tại đây, lâu ngày càng sinh ra nhiều bệnh như béo phì, táo bón, mất ngủ, đau thắt lưng,...

Trong Đông y, người ta lợi dụng tính ấm, cay của gừng để khắc phục tình trạng khí lạnh tích tụ ở vùng bụng, chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Đắp một lát gừng hoặc gừng được nghiền nhỏ lên rốn - "huyệt vàng" liên kết với 12 tĩnh mạch và 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể - sau một đêm ngủ dậy sẽ cảm nhận được sự thay đổi kỳ diệu.

1. Giảm béo

Gừng có tính ấm nên khi đắp gừng lên rốn, mỡ thừa dễ dàng bị đốt cháy, giúp làm giảm mỡ bụng, trả lại cho bạn vòng eo cân đối. Mặt khác, chất chống oxy hóa trong gừng tươi cũng có thể làm giảm cholesterol (một thành phần của mỡ máu) và triglyceride (một thành phần chứa trong mỡ động vật, thực vậy), đây là hai nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì.

2. Cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị viêm ruột

Thoa gừng lên rốn khi ngủ: Phương pháp giúp cải thiện lưu thông máu, trị mất ngủ hiệu quả - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Ruột là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, cần được "F5" để thải độc thường xuyên. Khi đi ngủ, việc đắp gừng lên rốn có thể giúp thông kinh mạch, thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa. Từ đó, các tình trạng táo bón, tiêu chảy hay viêm ruột cũng dần được khắc phục.

3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Hãy tưởng tượng các kinh mạch trong cơ thể chạy theo chiều dọc, nhưng khi các kinh mạch vành đai bị tắc sẽ kéo theo nhiều kinh mạch trong cơ thể bị "tắc đường" ở thắt lưng và bụng. Điều này làm máu lưu thông kém, hơi thở không thông suốt, thiếu oxy lên não, chóng mặt, nhức đầu, gây hiện tượng mất ngủ.

Để khắc phục tình trạng này, mùi thơm và tính ấm của gừng sẽ giúp cơ thể thư giãn, kích thích các dây thần kinh, đả thông kinh mạch để bạn có thể ngủ ngon và sâu hơn.

Thoa gừng lên rốn khi ngủ: Phương pháp giúp cải thiện lưu thông máu, trị mất ngủ hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

3. Giảm đau bụng kinh

Đắp gừng tươi lên bụng cũng là một mẹo dân gian để làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả ở "hội chị em". Giống như khi dùng túi chườm nóng, tính ấm của gừng cũng có thể làm dịu cơn đau và khiến cơ thể thoải mái hơn khi "bà dì" ghé thăm.

4. Chống say tàu xe

Trước khi đi xe từ 20 đến 30 phút, cắt gừng tươi thành những lát mỏng rồi cố định lên rốn cũng là một phương pháp chống say hiệu quả. Cách này có tác dụng phòng ngừa rõ nhất đối với những người có lá lách và dạ dày yếu, còn những ai bị sưng lợi, hôi miệng hay gặp các vấn đề khác về răng lợi thì nên thử cách khác.

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, gừng còn được coi là "khắc tinh" của nhiều loại bệnh. Ngoài việc đắp gừng lên rốn, sử dụng bài thuốc này theo những cách sau đây cũng mang lại nhiều công dụng cho cơ thể:

Ngậm hoặc uống nước gừng: Giúp chữa ho, đau họng hiệu quả.

Uống trà gừng vào buổi sáng: Ngăn ngừa bệnh cảm lạnh, xoa dịu và bảo vệ cổ họng.

Thoa gừng lên rốn khi ngủ: Phương pháp giúp cải thiện lưu thông máu, trị mất ngủ hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Ngâm chân bằng nước gừng: Giúp kích thích huyệt đạo ở chân và loại bỏ khí lạnh trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng huyết áp, giảm đau đầu, chóng mặt…

Dù mang lại nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng gừng để khắc phục bệnh trong cơ thể. Do gừng có tính ấm nên không thích hợp với những người bị nóng trong, nhiệt miệng. Ngoài ra, cần tránh gọt vỏ gừng mà chỉ cần rửa sạch vì sẽ làm giảm một phần lớn công dụng quý báu của nó.

Duy trì 2 thói quen sau cũng giúp bạn ngủ ngon hơn

1. Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ

Theo Tây y, đôi chân được coi đó là trái tim thứ 2 của cơ thể. Theo Đông y, chân là gốc của cơ thể, tuy nhỏ bé nhưng bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Ngâm chân với nước ấm và massage chân trước khi ngủ có thể tác động đến các tĩnh mạch khác nhau ở chân, giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh hệ thống nội tiết, mà còn tăng cường miễn dịch.

2. Tắt nguồn ánh sáng xanh 1-2 giờ trước khi ngủ

Khoa học về giấc ngủ và sinh học cho biết, ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị điện tử là một tín hiệu cảnh báo sự tỉnh táo của não bộ. Tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ làm giảm quá trình sản xuất melatonin tự nhiên của não - một loại hormone được tiết ra trong bóng tối, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn". Do đó, để có giấc ngủ ngon thì bạn nên ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1-2 tiếng.

Nguồn: aboluowang

Ánh Lê

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới