(Tổ Quốc) - Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình lũ lụt hằng năm. Điều này đã đặt ra thách thức lớn đối với các dự án bất động sản khi muốn phát triển tại đây.
Thừa Thiên Huế là địa phương sở hữu vị trí chiến lược tuyệt đẹp trên trục giao thông Bắc – Nam, về mặt kinh tế đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cộng hưởng với lợi thế về địa lý, một vùng đất Cố đô sở hữu nhiều di sản vật thể và phi vật thể của nhân loại cũng chính là nét riêng hiếm có. Thấy được những tiềm năng trong tương lai, hàng loạt ông lớn như Vingroup, CTCP Bất động sản Mỹ, Công ty TNHH Oleco-Nq hay tập đoàn BGI (VC7) với dự án Topaz Downtown,… đã quy tụ về đây, kiến tạo nên những khu đô thị hiện đại mở ra bước ngoặt mới cho thị trường bất động sản
Thuận lợi luôn song hành cùng bất lợi trong phát triển đô thị tại cố đô
Việc phát triển và mở rộng Thành phố Huế về hướng Đông – Đông Nam đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện tại Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 09/05/2005 cùng việc phát triển tổng thể khu đô thị mới An Vân Dương với quy mô lên tới 2200 ha chính là một "cú hích" cho sự phát triển kinh tế của Thành phố cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thị trường bất động sản tại đây nói riêng.
Khu đô thị mới An Vân Dương đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng quỹ đất phát triển mới mới cho Thành phố Huế, cho những người dân đã sinh sống trong cảnh chật chội sâu trong nội thành qua nhiều đời. Tuy nhiên, thời điểm UBND tỉnh công bố quy hoạch, sau những vui mừng về sức phát triển kinh tế mới từ những gì mà khu đô thị An Vân Dương mang lại thì nhiều người, đặc biệt là cư dân sinh sống tại Cố đô lại có những nỗi lo lắng riêng mà cụ thể và lớn nhất là vấn đề xử lý úng ngập tại toàn khu đô thị nói chung hoặc tại các dự án phát triển trong đại đô thị này? Để phát triển bền vững tại khu đô thị mới này bên cạnh các giải pháp khác nhau thì việc giải quyết vấn đề thoát lũ, ứng phó nguy cơ ngập lụt có lẽ là vấn đề mà chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các chủ đầu tư phát triển dự án tại khu đô thị An Vân Dương phải tính đến
TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn là người đã có nhiều đóng góp cho quy hoạch, xây dựng đô thị tại Thừa Thiên Huế. Đối với khu đô thị mới An Vân Dương, ông cũng đã từng có những chia sẻ về xử lý tình trạng ngập lũ, lụt tại đây trong những năm gần đây. Theo ông, để các khu A, B, C, D tại khu đô thị An Vân Dương có giải pháp cho tình trạng ngập lụt thì cần có quy hoạch không gian liên hoàn dành cho nước – tức là liên thông hệ thống sông ngòi, kênh rạch có sẵn cũng như làm mới (nếu cần) để nước có đường thoát.
Ông cũng chia sẻ thêm, quy hoạch cốt nền đô thị và hạ tầng cần phải tính đến độ dốc thoát tự nhiên về phía các con sông và phía biển. Ngoài ra, không gian xanh cũng góp phần rất lớn trong việc chống ngập lụt khi quy hoạch của khu An Vân Dương – một vùng đất thấp và nằm trên hướng thoát lũ của đô thị ra biển. Nên nếu không gian xanh tăng lên nhiều hơn so với mật độ xây dựng, diện tích không xanh mặt nước cao hơn nhiều so với khu trung tâm hiện hữu thì sẽ góp thêm phần vào xử lý tình trạng ngập lụt.
Đặc biệt, liên quan tới vai trò nhà đầu tư với "hạ tầng", theo KTS Nam Sơn, kênh thoát nước kết hợp với không gian xanh liên hoàn để kết nối lượng nước mặt nghẽn trong các khu đô thị mới theo các hành lang thoát lũ ra sông hồ và biển cả là rất quan trọng, chính vì vậy các Chủ đầu tư các dự án mới – đặc biệt là các dự án phát triển sau tại khu đô thị An Vân Dương cần hết sức lưu ý vấn đề này.
Sống chung hay "thoát xa" ngập lụt?
Nắm bắt được nhu cầu an cư lạc nghiệp của cư dân, vấn đề ngập lụt tại khu đô thị An Vân Dương luôn được các chủ đầu tư tâm huyết của dự án tại đây đặt lên hàng đầu trong tư duy phát triển sản phẩm của mình.
Theo mạch phát triển, quy hoạch của khu A - khu đô thị An Vân Dương với sự xuất hiện của những căn nhà vườn liên kế, shophouse như BGI Topaz Downtown của chủ đầu tư Tập đoàn BGI sẽ là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đô thị, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh sống vừa phục vụ hoạt động kinh doanh của cư dân, vừa là cơ hội sinh lợi "kép" với các nhà đầu tư. Song, đây cũng là dự án hiếm hoi đã được chú trọng xây dựng với cốt nền đã được kịp thời điều chỉnh cao độ cao hơn thế đất xung quanh, vượt trên mức lũ lịch sử từng có tại Huế năm 2020 – điều này đảm bảo cuộc sống an toàn cho cư dân khi thoát ra được ngập lụt giữa thời tiết bão lũ khắc nghiệt của miền Trung.
Việc nằm cạnh hồ điều hòa, cảnh quan của công viên quy hoạch của Thành phố, mảng xanh bao quanh, lại nằm cạnh nhánh sông quy hoạch Như Ý nối thông dòng chảy sông Như Ý, sông An Cựu càng khiến hướng thoát nước tại dự án BGI Topaz Downtown thuộc khu A khu đô thị An Vân Dương được đảm bảo tuyệt đối. Tất cả những điều này hứa hẹn sẽ mang lại chất lượng cuộc sống chưa từng có cho cư dân khi sinh sống tại dự án này.
Đi cùng với sự phát triển của đô thị, việc chăm lo đời sống cho người dân cũng cần được chú trọng trong từng dự án, đặc biệt ở những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt như tại đây. Có như vậy, sự xuất hiện của những dự án "vị nhân sinh" như khu đô thị Topaz Downtown sẽ càng giúp cho đời sống người dân được cải thiện, thị trường bất động sản tại Huế từng bước cất cánh, trở thành toạ độ lý tưởng dành cho giới đầu tư trong thời gian tới.
Ánh Dương