(Tổ Quốc) - Bơ giàu giá trị dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng chất béo cao nhất trong các loại trái cây. Nhưng nếu kết hợp với một số loại thực phẩm "đại kỵ", bạn có thể bị tiêu chảy, ngộ độc...
Bơ là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày và được rất nhiều người yêu thích. Bơ không chỉ hỗ trợ giảm béo, chống oxy hóa mà còn giúp chúng ta ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa.
Chất xơ trong bơ có vai trò hấp thụ, giữ nước khiến dạ dày nở ra, tăng cảm giác no, giảm ăn các thức ăn khác, đồng thời kích thích nhu động đường tiêu hóa, giảm hấp thụ các thành phần chất béo trong thức ăn.Còn các axit chưa no có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit béo béo no, giảm sự hình thành và tích tụ chất béo, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Tuy nhiên, để có thể đạt được hết những tác dụng mà quả bơ mang lại, chúng ta cần chú ý ăn bơ sao cho đúng cách.
Quả bơ rất giàu giá trị dinh dưỡng. (Ảnh: National today)
Những người yêu thích loại quả béo ngậy này rất cần lưu ý những cách chế biến và kết hợp bơ với các thực phẩm khác để hấp thụ tối đa dinh dưỡng và tránh những tác dụng phụ:
Những thực phẩm “đại kỵ” với bơ
1. Bơ không ăn cùng đồ uống lạnh
Quả bơ chứa nhiều axit béo, sau khi ăn phải mất một thời gian dài mới có thể tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Bên cạnh đó, điều kiện để những axit béo trong bơ hấp thụ tốt thì cơ thể chúng ta phải luôn ở nhiệt độ thích hợp.
Khi chúng ta uống đồ uống lạnh, nhiệt độ trong đường tiêu hóa sẽ bị giảm dẫn việc hấp thụ chất béo trong quả bơ bị kéo dài, rất dễ gây khó tiêu, trường hợp nặng còn có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
2. Bơ không ăn cùng với dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây có tính lạnh, tác dụng làm trơn đường ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Khi ăn bơ cùng dưa hấu, tính lạnh của dưa hấu sẽ làm giảm đi quá trình hấp thụ các axit béo có trong bơ và gây cảm giác khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn.
Dưa hấu là trái cây có tính lạnh, không nên ăn cùng bơ. (Ảnh: Kirbie cravings)
3. Bơ không ăn được với thức ăn nhiều chất béo
Quả bơ chứa một lượng lớn các axit béo chưa no và quá trình hấp thụ những axit cần có sự tham gia của protein lipid trong dạ dày và ruột. Tuy nhiên, số lượng protein này có hạn, nếu chúng ta ăn bơ cùng đồ ăn nhiều chất béo sẽ gây ức chế các axit béo chưa no dẫn đến việc hấp thụ và tiêu hai giá trị dinh dưỡng này bị giảm đi.
Những trường hợp nào chống chỉ định với bơ?
1. Người có cơ địa dị ứng
Bơ là một loại trái cây nhiệt đới rất giàu các axit béo chưa no và chất đạm. Đạm trong bơ chủ yếu là đạm thực vật, ngoài ra còn chứa một số đạm lạ khác gây khó chịu cho cơ thể con người. Những người có cơ địa dị ứng khi gặp loại đạm này sẽ rất dễ phát bệnh, nổi mề đay, ngứa ngáy. Vì vậy, nếu bạn đang có tiền sử bệnh dị ứng hãy chú ý không nên ăn bơ.
2. Người có chức năng tiêu hóa thấp không nên ăn nhiều
Các protein, axit béo chưa no, đạm thực vật có trong bơ đều là những chất rất khó tiêu hóa nên những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều để tránh bị tiêu chảy, chướng bụng.
Lưu ý chống chỉ định với bơ đối với 1 số trường hợp. (Ảnh: Newshub)
3. Người béo phì không nên ăn nhiều
Quả bơ có tác dụng giảm cân nhất định nhưng công dụng này chỉ phát huy khi ăn bơ với lượng nhỏ. Bản chất thật sự của quả bơ vẫn là là thực phẩm giàu chất béo. Nếu ăn quá nhiều, bạn không những không giảm cân mà các axit béo chưa no trong bơ sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa, tích tụ lại trong cơ thể lâu ngày gây nên bệnh béo phì.
4. Bơ không nên bảo quản lâu
Bơ có đặc tính chống oxy hóa mạnh nên không bảo quản được lâu. Quả bơ đã được cắt ra sẽ nhanh bị oxy hóa và đổi màu sau khi tiếp xúc với không khí.
Bơ nguyên quả để được từ 2 đến 3 ngày ở nhiệt độ phòng, bảo quản không được quá 1 tuần trong tủ lạnh. Bạn nên sử dụng bơ ngay sau 2 tiếng sơ chế để tránh bị biến chất hoặc mất giá trị dinh dưỡng.
Nguồn Abolouwang
Hoàng Lan