Thương hiệu F&B mang trải nghiệm đa giác quan vào giải pháp đồ uống

Thưởng thức ẩm thực không còn là cảm nhận đơn thuần từ thị giác đến vị giác, mà một số thương hiệu ngành F&B đã tạo nên sự mới mẻ và trọn vẹn cho khách hàng thông qua trải nghiệm đa giác quan.

Đối với lĩnh vực F&B, trải nghiệm đa giác quan không còn quá mới mẻ với hầu hết những tín đồ "sành ăn uống". Vậy trong thưởng thức đồ uống, trải nghiệm đa giác quan có phải là một yếu tố tạo nên sự khác biệt ngoài chất lượng sản phẩm? Chúng tôi sẽ đưa bạn đến với trải nghiệm 5 giác quan thường gặp trong đồ uống.

Bắt đầu lộ trình đa giác quan là điểm chạm của thị giác. Giao diện bắt mắt, màu sắc hấp dẫn, trang trí độc đáo, có câu chuyện rõ ràng luôn là những yếu tố để giữ chân khách hàng ngay lần đầu tiên, có thể nói đây là vũ khí quan trọng để tạo ấn tượng trong mắt khách hàng.

Tiếp đến là thính giác. Bạn nghe người khác nói gì về thức uống mà bạn chuẩn bị thưởng thức, hay bạn nghe người bán hàng giới thiệu thế nào để bạn ra quyết định thưởng thức nó. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tổng quan trải nghiệm. Chẳng hạn như, bạn bè nhận xét là rất ngon, hương vị phù hợp, sự truyền miệng này sẽ tác động và tạo cho não bộ xử lý rằng món này sẽ ngon.

Lúc này khách hàng đã có thể bắt đầu cảm nhận đến những nốt hương đầu tiên trong đồ uống, chính là điểm chạm của "khứu giác". Giao diện bắt mắt, chia sẻ thiết thực, kích thích khứu giác vồ lấy mùi hương đặc trưng của thức uống.

Mùi hương thân quen, cuốn hút để "vị giác" nếm ngay những tầng vị đầu tiên. Cảm nhận được tất cả hương vị từ những thành phần hòa quyện trong thức uống. Tươi ngon, tự nhiên hay chưa đậm vị, hấp dẫn, đây là bước gần như quyết định cảm nhận của khách hàng trong toàn bộ trải nghiệm đa giác quan.

Cuối cùng là bật lên "cảm xúc" trọn vẹn. Tất cả những gì đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi được, nếm vị đã hòa quyện và nâng niu cảm giác khách hàng. Lúc này, trải nghiệm đa giác quan đã được bộc lộ hoàn toàn. Và họ kết thúc lộ trình đa giác quan.

Thương hiệu F&B mang trải nghiệm đa giác quan vào giải pháp đồ uống - Ảnh 1.

Dựa vào xu hướng này, các thương hiệu ngành F&B, đặc biệt là nguyên liệu pha chế, cũng dần tạo nên sự khác biệt trong giải pháp mang đến cho khách hàng, thông qua trải nghiệm đa giác quan.

Theo đại diện của một thương hiệu chuyên cung cấp hệ sinh thái giải pháp pha chế lấy cảm hứng từ nguồn "Nông sản Việt", ông Lê Đức Tân (CEO TAKA FOODS và sáng lập thương hiệu LA'BON) chia sẻ:

"Để tạo nên sự khác biệt và đến gần hơn với khách hàng, làm sao để một thương hiệu đơn thuần là cung cấp nguyên liệu pha chế dễ dàng đồng hành cùng họ? Đó chính là việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng và bắt kịp xu hướng thị trường. Với LA’BON, chúng tôi không chỉ xây dựng sự khác biệt từ giá trị bản địa trong pha chế, chúng tôi còn mong muốn thổi hồn vào đó là những giải pháp mang sự mới mẻ, đa dạng phương thức tiếp cận, đặc biệt là hành trình trải nghiệm đa giác quan. Chúng tôi chỉn chu từ bao bì sản phẩm, đồng nhất hình ảnh và màu sắc thương hiệu; đưa ra những giải pháp thiết thực, tối ưu đến khách hàng thông qua đội ngũ phát triển và nghiên cứu ứng dụng đồ uống, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, và đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp, đồng hành trực tiếp cùng khách hàng. Bởi lẽ "con người" cũng là một trong những yếu tố tiên quyết giúp xây dựng được lòng tin thương hiệu và sự phát triển lâu dài.

Thương hiệu F&B mang trải nghiệm đa giác quan vào giải pháp đồ uống - Ảnh 2.

Thương hiệu ngành F&B đề cao yếu tố con người trong hành trình mang đến trải nghiệm đa giác quan cho khách hàng.

Lúc này, khách hàng đến với LA’BON không chỉ được trải nghiệm nguyên liệu pha chế chất lượng, mà còn được trải nghiệm giá trị khác biệt, cũng như niềm tin yêu thương hiệu mà LA’BON luôn mang đến trong từng giải pháp. Đây chính là cung bậc cảm xúc khởi tạo mạnh mẽ cho sự gắn bó thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Và là mục tiêu cao nhất LA’BON đang hướng tới trong hành trình kết nối với khách hàng."

Thương hiệu F&B mang trải nghiệm đa giác quan vào giải pháp đồ uống - Ảnh 3.

Thương hiệu ngành nguyên liệu pha chế mang trải nghiệm đa giác quan thông qua các sự kiện và giải pháp pha chế.

Tóm lại, có rất nhiều phương thức để một thương hiệu ngành nguyên liệu pha chế tạo dựng sự khác biệt trong lòng khách hàng. Và xu hướng mang đến trải nghiệm đa giác quan trong các giải pháp ngành F&B là một ví dụ điển hình và phù hợp xu hướng thời đại. Với việc mang lại cảm nhận đa chiều từ thị giác, thính giác, vị giác đến cảm xúc sẽ giúp khách hàng có được trải nghiệm trọn vẹn và mới mẻ. Từ đó một phần tác động đến việc ghi nhớ và quyết định lựa chọn thương hiệu.

Tin mới