Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo

Theo tình hình kinh tế chung tại Việt Nam , ngành công nghiệp phát triển ứng dụng và trò chơi tại Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng đáng kinh ngạc.


Theo báo cáo của data.ai 2023, Việt Nam vẫn duy trì vị thế thứ 4 toàn cầu liên tục trong suốt 2 năm qua‏‏ nhờ tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc với mức tăng 34% tổng lượt tải ứng dụng, qua đó vượt mốc 5,6 tỷ lượt tải.

Qua đó, Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng lượt tải ứng dụng hàng năm (CAGR) là 40% trong giai đoạn 2019-2023, vượt xa các khu vực lớn khác như Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ trở thành một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất toàn cầu. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường còn rất lớn, mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà phát hành đặc biệt là các nhà phát hành trò chơi có thể thỏa sức vẫy vùng.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 1.

Tại Việt Nam có hai mô hình kinh doanh chính được phần lớn các nhà phát hành sử dụng để tạo ra nguồn thu đó là mua hàng trực tiếp (In-App Purchases - IAP) hoặc là quảng cáo trong ứng dụng (In-App Advertising - IAA) trong đó, hình thức quảng cáo trên ứng dụng lại được nhiều nhà phát hành ưu tiên hơn cả.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 2.

Theo bà Nana Phan, Strategic Partnerships của Yandex Ads tại Đông Nam Á chia sẻ: “Đa phần các nhà phát hành ứng dụng Việt đều sử dụng phương thức tạo nguồn doanh thu từ quảng cáo trong ứng dụng. Điều này cho thấy đây là một hình thức rất quan trọng giúp đảm bảo sự ổn định cũng như tăng trưởng nguồn thu lợi nhuận”. Và điều này không hẳn là không có lý do.

Có thể dễ dàng nhận thấy hình thức mua hàng trong ứng dụng thường sẽ chỉ phù hợp khi áp dụng trong các Game Mobile sở hữu mức độ nhận diện phổ biến cao, có sức thu hút nhất định tạo được xu hướng bùng nổ, kích thích người dùng tham gia trải nghiệm. Thế nhưng về lâu dài, hình thức này sẽ khó duy trì được độ “nóng", phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của trò chơi ứng dụng dẫn đến nguồn thu không đảm bảo tính ổn định.

Trong khi đó, hình thức quảng cáo trong ứng dụng lại trở nên phổ biến hơn bởi sự dễ dàng trong khả năng tiếp cận với tính phổ quát cao. Ngay cả các ứng dụng miễn phí cũng có thể sử dụng cách thức này để tạo nên nguồn thu nhập cho các nhà phát hành. Hơn nữa, việc triển khai, thay đổi nhằm đáp ứng xu hướng hay tạo các đột phá trong chiến lược tiếp cận người dùng để thúc đẩy hiệu quả quảng cáo cũng không quá khó khăn, từ đó tạo được hiệu quả lâu dài cũng như nâng cao sự ổn định doanh thu.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 3.

Thực tế cho thấy rằng năm 2023, doanh thu từ tính năng mua hàng trực tiếp trong ứng dụng (IAP) của Việt Nam đạt 200 triệu USD, ghi nhận mức tăng trưởng 21% nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với các thị trường khác. Trong khi đó, quảng cáo đóng vai trò ngày càng quan trọng cho doanh thu ứng dụng, theo Khảo sát "Xu hướng và Thách thức trong tăng trưởng doanh thu từ ứng dụng tại Việt Nam" của Yandex Ads lại chỉ ra rằng hình thức quảng cáo trong ứng dụng chiếm đến khoảng 40% tổng doanh thu của ứng dụng.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 4.

Một nửa các nhà phát hành được hỏi cũng chia sẻ rằng doanh thu từ quảng cáo trên ứng dụng của họ có tăng trưởng trong năm vừa qua và 16% trong số cho cho biết mức tăng trưởng là cực kỳ đáng ghi nhận. Điều này cũng cho thấy tiềm năng tăng doanh thu từ quảng cáo trên ứng dụng là rất đáng kể, tạo thêm nhiều cơ hội để các nhà phát hành tối ưu hoá lợi nhuận.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 5.

Nhưng đương nhiên, cơ hội càng lớn thì thách thức đi kèm cũng càng nhiều. Số liệu từ khảo sát cho thấy, có tới 46% nhà quản lý từ các nhà phát hành cho rằng vị trí chuyên viên gia tăng doanh thu là một trong những vị trí khó tuyển dụng nhất so với các vị trí khác và phải mất ít nhất 4 tháng mới có thể tuyển dụng được một nhân lực có trình độ cao. Điều này cho thấy sự thiếu hụt đáng kể của nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành, từ đó cũng kéo theo sự trì trệ của hệ thống đào tạo và phát triển năng lực chuyên môn.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 6.

Có đến 50% số chuyên viên gia tăng doanh thu được hỏi cho biết rằng họ chủ yếu học hỏi cũng như trau dồi kiến thức và kĩ năng về ngành thông qua các nguồn tài liệu tham khảo trên internet. Đáng kể hơn, với các chuyên viên gia tăng doanh thu từ quảng cáo trên các ứng dụng di động con số này còn lên đến 60%. Không những vậy, có đến 44% nhà phát hành ứng dụng thừa nhận rằng họ không có đủ tài liệu chuyên sâu về chuyên môn để hỗ trợ cải thiện cũng như nâng cao năng lực trong ngành này.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 7.

Chưa dừng lại ở đó, việc thiếu nhân lực chất lượng cao có hiểu biết sâu rộng về gia tăng doanh thu cũng ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của các nhà phát hành. Khảo sát này cũng chỉ ra rằng có đến 65% nhà phát hành thừa nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc xác định chiến lược gia tăng doanh thu một cách hiệu quả. Có thể nói, đây chính là trở ngại lớn nhất khiến cho các nhà phát hành chưa tận dụng được hết tiềm năng phát triển của thị trường, không phát huy được thế mạnh riêng để đạt mức tăng trưởng đúng với vị thế.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 8.

Trong khi đó, với mục tiêu lợi nhuận lâu dài thì việc gia tăng doanh thu từ quảng cáo nên trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh các nhà phát hành. Các nhà phát hành Việt Nam đều ưu tiên gia nhập nhiều mạng lưới quảng cáo. Khảo sát chỉ ra rằng có đến 97% nhà phát hành sử dụng hơn một mạng quảng cáo và có tới 35% trong số đó tham gia 5 mạng quảng cáo trở lên. Điều này là một lựa chọn hợp lý không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận nhóm nhà quảng cáo rộng hơn, tăng tỷ lệ lấp đầy (fill rate), đồng thời đồng bộ hóa với chất lượng quảng cáo để đảm bảo mức độ tương tác của người dùng mà còn giúp đa dạng hóa nguồn thu từ quảng cáo cho các nhà phát hành.

Thế nhưng điều này lại dẫn đến việc các nhà phát hành khó có thể kiểm soát, quản lý cũng như đồng bộ hoá quảng cáo trên nhiều mạng lưới khác nhau một cách hiệu quả. Khảo sát chỉ ra rằng, 6/10 nhà phát hành trò chơi thừa nhận tỷ lệ CPM (Cost per mille) thấp là vấn đề lớn nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu mà nhà phát hành nhận được. Một số nhà phát hành vì lo ngại hiệu suất quảng cáo kém, nên đã lạm dụng tăng tần suất như một chiến thuật giúp tối ưu hoá hiệu quả.

Tuy nhiên điều này ít nhiều sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được nội dung quảng cáo phù hợp với ứng dụng cũng như thị hiếu của người dùng, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm và chắc chắn sẽ ít nhiều tác động đến hoạt động dài hạn của ứng dụng.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 9.

Bà Nana Phan nhấn mạnh: "Quảng cáo không phù hợp có thể khiến người dùng rời bỏ ứng dụng và tiềm ẩn các mối đe dọa về danh tiếng, đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang thắt chặt các quy định pháp lý nghiêm ngặt về quảng cáo và thông tin truyền thông. Vì vậy, các doanh nghiệp ứng dụng và mạng lưới quảng cáo sẽ phải chú ý đến chất lượng quảng cáo, tần suất hiển thị quảng cáo và đảm bảo mức độ phù hợp của quảng cáo với người dùng và tuân thủ pháp luật nước sở tại".

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 10.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 11.

Mặt khác, nhà phát hành cũng nên tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chất lượng quảng cáo trong ứng dụng. Thông qua làm việc với các mạng quảng cáo uy tín về thiết lập quảng cáo, vị trí, quy định tần suất hiển thị cũng như nội dung quảng cáo phù hợp cho cả người dùng và luật pháp địa phương. Các định dạng quảng cáo cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo sự cân bằng giữa trải nghiệm người dùng và hiệu quả quảng cáo.

Theo khảo sát của Yandex Ads, có tới 74% nhà phát hành đồng thuận rằng người dùng Việt Nam rất thích quảng cáo có tặng thưởng và sẵn sàng xem và tương tác với quảng cáo để nhận những món quà nhỏ khi sử dụng ứng dụng hoặc chơi trò chơi. Đây là mô hình đôi bên cùng có lợi, mang lại hiệu quả quảng cáo cao cho nhà phát hành và tạo ra sự hài lòng cho người dùng.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 12.

Bà Nana Phan cho rằng: “Việc hợp tác với các mạng quảng cáo đơn cử như Yandex Advertising Network cũng có thể là một lựa chọn vì các mạng quảng cáo có chuyên môn cao trong việc thấu hiểu các cơ chế gia tăng doanh thu, thấu hiểu nhu cầu người dùng và pháp lý tại địa phương”.

Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc các nhà phát hành có thể tận dụng nguồn lực chuyên môn cũng như giải pháp dịch vụ của mạng lưới quảng cáo nhằm đưa ra các chiến lược phù hợp với thị trường Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng các mạng lưới quảng cáo đáng tin cậy sẽ giúp các đơn vị phát hành ứng dụng tiếp cận được với tệp người dùng chất lượng cao, có cơ hội được làm việc với những bên quảng cáo danh tiếng sẵn sàng trả phí cao cho quảng cáo hiển thị trên ứng dụng và tránh phân phối quảng cáo chất lượng thấp hoặc không phù hợp.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 13.

Bên cạnh hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc ngôn ngữ, họ có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc dựa trên việc khảo sát và thấu hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng và giúp các nhà phát hành Việt Nam mở rộng phạm vi tiếp cận trên toàn cầu bằng cách khai thác kiến thức chuyên môn của Yandex Ads tại thị trường quốc tế.

Đặc biệt với các doanh nghiệp ứng dụng vừa và nhỏ, vốn chiếm đa số trong hệ sinh thái phát triển ứng dụng tại Việt Nam, thì việc đầu tư vào nhân lực gia tăng doanh thu vừa khó mang lại hiệu quả kỳ vọng mà còn dễ tốn kém chi phí cũng như thời gian thiết lập. Chính vì vậy, việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài như Easy Monetization do Yandex Ads cung cấp là một lựa chọn có thể xem là tối ưu. Đây là dịch vụ được xây dựng dựa trên chuyên môn về monetization của Yandex Ads từ đó thiết lập một chiến lược cũng như hệ thống quảng cáo giúp tối ưu hóa và gia tăng doanh thu từ ứng dụng một cách hiệu quả, dễ dàng và bền vững.

Áp dụng cơ chế quản lý tập trung độc đáo, Easy Monetization giúp người dùng dễ dàng để tiếp cận đến 14 mạng lưới quảng cáo trên toàn cầu cũng như theo dõi, quản lý quảng cáo và doanh thu trên một nền tảng duy nhất. Bên cạnh đó, khả năng giám sát hiệu suất quảng cáo cũng như theo dõi các đặc điểm chất lượng của hiển thị quảng cáo trực quan dễ dàng, giúp nhà phát hành quảng cáo có thể tối ưu hoá hiệu quả, áp dụng các mô hình mới, đơn giản hoá quy trình làm việc một cách nhanh chóng. Từ đó Easy Monetization sẽ giúp nhà phát hành giảm thiểu các chi tiêu cho nhân sự và vận hành hệ thống mà vẫn đạt được hiệu suất tối ưu.

Toàn cảnh thị trường ứng dụng Việt Nam: Cơ hội và thách thức tăng doanh thu từ quảng cáo - Ảnh 14.

Bên cạnh đó, cơ chế cơ chế này còn cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau, với SDK liên tục được cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Đặc biệt hơn, chi phí đầu tư cho Easy Monetization chỉ bằng 10% doanh thu từ quảng cáo, cho thấy đây là một cơ hội hấp dẫn để các nhà phát hành ứng dụng không chỉ có được một chiến lược gia tăng doanh thu hiệu quả, bền bỉ và mang tính lâu dài.

Với một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức, có thể thấy các nhà phát hành đang có với những cơ hội to lớn để khẳng định vị thế  và thông qua đó tăng cường nguồn thu thụ động bằng việc quảng cáo trong ứng dụng. Để hiện thực hoá điều này, nhà phát hành cần xây dựng chiến lược toàn diện, tập trung vào đào tạo nhân lực, cải thiện chất lượng quảng cáo hay hợp tác với các mạng lưới quảng cáo uy tín để gia tăng doanh thu hiệu quả. Và Easy Monetization của Yandex Ads là giải pháp tối ưu giúp nhà phát hành không chỉ quản lý và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo một cách dễ dàng mà còn tiết kiệm chi phí, giúp cho ứng dụng có được một động lực phát triển bền vững.

Tin mới