Trách nhiệm xã hội của Alibaba tại khu vực kém phát triển của Trung Quốc

(Tổ Quốc) - Từ các thị trường lớn và màu mỡ là các siêu đô thị, thời gian gần đây Tập đoàn Alibaba đã chuyển hướng sang các thành phố nhỏ hơn và khu vực nông thôn của Trung Quốc. Đây vừa là thị trường tiềm năng mới vừa là trách nhiệm xã hội của Alibaba.

Chuyển hướng chiến lược của Alibaba

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đều có tiềm năng lớn trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tại khu vực nông thôn. Tại Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, 80% dân số chưa có điều kiện tiếp cận với TMĐT. Do đó, TMĐT tại Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển. Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc có tới 930 triệu dân ở các thành phố cấp thấp chưa phải là đối tượng ưu tiên phục vụ của các nền tảng TMĐT.

Tập đoàn Alibaba đứng đầu Trung Quốc về lĩnh vực TMĐT và đã thâm nhập tới 99% thị trường ở các đô thị loại 1 và loại 2 của Trung Quốc. Hiện nay, Alibaba đang nỗ lực chuyển hướng đi vào các khu vực kém phát triển hơn, bao gồm các thành phố cấp thấp hơn và khu vực nông thôn. Đây là một thị trường lớn và rất tiềm năng cho TMĐT, với tổng doanh số bán lẻ vượt 15 nghìn tỷ NDT (2,36 nghìn tỷ USD) vào năm 2020.

Bằng những nền tảng mới giúp thúc đẩy TMĐT ở các khu vực kém phát triển, Alibaba cũng thể hiện trách nhiệm ngày càng cao đối với xã hội thông qua việc hướng tới các khu vực kém phát triển. Đây là tinh thần xuyên suốt của Alibaba thời gian qua để hướng tới kinh doanh xanh, bền vững và toàn diện.

Nền tảng Taocaicai: hỗ trợ người dân ở các khu vực kém phát triển

Một trong những nền tảng đó là Taocaicai, được Alibaba đã phát triển năm 2021. "Chợ" online này ra đời dựa trên thấu hiểu của Alibaba về những khó khăn của người dân tại các thành phố cấp thấp và khu vực nông thôn, khi ở đây hàng hoá phải qua 4-5 đầu mối trung gian (như nhà phân phối, doanh nghiệp bán buôn) mới tới được tay người dân. Do đó, khách hàng phải mua với giá cao hơn hoặc người bán được ít lợi nhuận hơn.

Tận dụng thế mạnh của hệ sinh thái sẵn có của Alibaba, Taocaicai sử dụng mô hình "doanh nghiệp đến người mua" (M2C) để cung cấp các sản phẩm chất lượng trực tiếp từ nơi sản xuất đến tay khách hàng cuối.

Trách nhiệm xã hội của Alibaba tại khu vực kém phát triển của Trung Quốc - Ảnh 1.

Một cửa hàng Taocaicai. Ảnh: Tập đoàn Alibaba

Thông qua Taocaicai, người dân địa phương có thể đặt mua thực phẩm tươi sống và các hàng hoá thiết yếu trực tiếp từ nhà sản xuất, để có thể đến các điểm nhận hàng ngay vào ngày hôm sau. Taocaicai tận dụng hệ thống logistics rộng khắp của Alibaba, tiêu biểu có hệ thống vận chuyển Cainiao, giúp bảo quản thực phẩm tươi sống đúng chất lượng và vận chuyển nhanh chóng. Taocaicai đã kết hợp các điểm trung chuyển trong cộng đồng (các chi nhánh bưu điện địa phương và cửa hàng tiện lợi) thành điểm nhận hàng cuối cùng cho khách hàng. Các chủ cửa hàng tiện lợi còn có thể giúp khách hàng tìm kiếm các chương trình chiết khấu và mua gom số lượng lớn với giá rẻ trên Taocaicai.

Trách nhiệm xã hội của Alibaba tại khu vực kém phát triển của Trung Quốc - Ảnh 2.

Nhận hàng "order" tại một cửa hàng Taocaicai. Ảnh: Tập đoàn Alibaba

Với những lợi ích như vậy, Taocaicai đang dần trở nên quen thuộc với các khách hàng địa phương. Tính đến tháng 9/2021, Taocaicai đã cung cấp dịch vụ cho 40% xã và huyện nông thôn của Trung Quốc. Cùng với Taobao Deals, hai "chợ" online này của Alibaba đạt quy mô thị trường tới 270 triệu khách hàng, lượng đơn hàng tăng tới 400% so với năm trước.

Theo bà Trudy Dai - Giám đốc phụ trách mảng thương mại số của Alibaba, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng TMĐT của Alibaba để thúc đẩy mô hình kinh doanh M2C số hoá bền vững và mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng.

Tiếp tục nối dài cánh tay

Hiện nay, Alibaba đang chuyển hướng từ chiến lược xây dựng siêu ứng dụng (một nền tảng nhiều chức năng), sang tập trung phát triển nhiều ứng dụng (nhiều nền tảng cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau). Ví dụ như Taocaicai trước đây thuộc sàn giao dịch Taobao Deals, nhưng sau khi Alibaba nhận thấy Taocaicai cần một quy trình riêng cho thực phẩm tươi sống nên đã tách riêng nền tảng này ra.

Về định hướng đầu tư trong tương lai, Tập đoàn Alibaba đang có động lực mạnh mẽ tại ba phân khúc: các thành phố cấp thấp và khu vực nông thôn, mua sắm tần suất cao và thị trường quốc tế. Lãnh đạo Tập đoàn cho biết Alibaba đang nhắm tới mục tiêu dài hạn là phục vụ 2 tỷ khách hàng trên thế giới. Alibaba dự định sẽ mở rộng thị trường ra khắp Đông Nam Á và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng logistics toàn cầu.

Trách nhiệm xã hội của Alibaba tại khu vực kém phát triển của Trung Quốc - Ảnh 3.

Nhà kho Cainiao. Ảnh: Tập đoàn Alibaba

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho thị trường thế giới suốt thời gian qua, chi nhánh vận chuyển của Alibaba là Cainiao Network vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng của mình để đảm bảo giao hàng nhanh và hiệu quả về chi phí. Hiện Cainiao Network đã có 50 cơ sở trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Cainiao đã xây dựng Trung tâm kho vận Cainiao P.A.T tại Long An với diện tích 110.000 m2 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022. Và mới đây, Alibaba tiếp tục công bố dự án thứ hai của Cainiao tại Việt Nam - Trung tâm kho vận thông minh Cainiao Đồng Nai. Và mới đây, Alibaba tiếp tục công bố dự án thứ hai của Cainiao tại Việt Nam - Trung tâm kho vận thông minh Cainiao Đồng Nai. Với tổng diện tích khoảng 168.000 m2, trong đó khoảng 90.000 m2 diện tích cho thuê kho cao cấp để hỗ trợ nhu cầu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đang gia tăng.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Tại lễ công bố và trao giải thưởng Make in Vietnam 2024 sáng ngày 15/1, Sản phẩm Dịch vụ Giải mã gen chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của GeneStory đã được xướng tên Top 10 hạng mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội”.
Tin mới