Triển khai BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp Việt: Được nhiều hơn mất

Năm 2025, doanh nghiệp bước vào giai đoạn bắt buộc của lộ trình chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) chuẩn mực quốc tế IFRS. Đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp hoàn tất các bước triển khai chuyển đổi. Liệu doanh nghiệp đã trang bị sẵn nguồn lực con người, kiến thức và cả các giải pháp cho việc áp dụng chuẩn mực này.

Lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS

BCTC được thiết lập nhằm theo dõi, hỗ trợ phân tích và báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo này là kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực, dòng tiền, hiệu quả kinh doanh và tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Qua đó, cấp lãnh đạo và các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.

Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) là xu thế không thể thay đổi đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam quy mô lớn. Chuẩn mực IFRS đang trở thành một "ngôn ngữ" kế toán chung được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.

IFRS còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Một điển hình cụ thể, để niêm yết trên các sàn giao dịch nước ngoài yêu cầu tối thiểu là doanh nghiệp phải có các bộ BCTC được lập và trình bày theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có IFRS. 

Bên cạnh đó, BCTC chuẩn IFRS thể hiện tính minh bạch, trung thực giúp gia tăng lòng tin và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tổ chức cho vay, góp phần thiết lập một hệ thống công cụ giám sát hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS: Thời hạn đã đến?

Việc chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS đang là trọng tâm của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn. Theo nghiên cứu của Deloitte Vietnam, trong ấn phẩm chuyển đổi chuẩn mực VAS sang IFRS, quá trình này bao gồm 4 giai đoạn:  Xác định phạm vi công việc, chuẩn bị nguồn lực cần thiết, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình chuyển đổi.

Triển khai BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp Việt: Được nhiều hơn mất - Ảnh 1.

4 giai đoạn của quá trình chuyển đổi IFRS

Hiện tại, đa phần các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi này. Việc đầu tư nguồn lực đào tạo kiến thức cho nhóm nhân sự chức năng chuyên môn kế toán, tài chính là điều cấp thiết. Song song đó, doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp công nghệ, để có thể tổng hợp, thiết lập BCTC theo chuẩn IFRS. Đây là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ ban lãnh đạo cùng sự phối hợp từ các phòng ban liên quan.

Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giúp giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình chuyển đổi, khi lựa chọn được một giải pháp hợp nhất BCTC toàn diện phù hợp. Hệ thống này có thể kết nối thông tin, sổ sách kế toán, có khả năng tự động hóa nhiều quy trình, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và hỗ trợ chuyển đổi số liệu theo các chuẩn mực kế toán hiện hành như VAS, IFRS.

Ứng dụng giải pháp giúp tăng hiệu suất hợp nhất BCTC chuẩn IFRS

Ngoài những điểm khác biệt về nguyên tắc kế toán, sự khác biệt giữa VAS và IFRS còn ở cách thức ghi nhận và trình bày thông tin trong BCTC. Do đó, số liệu và báo cáo VAS không hoàn toàn tương thích với IFRS. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ giúp tự động hóa việc điều chỉnh số liệu VAS, hỗ trợ chuyển đổi IFRS. Giải pháp hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện FPT CFS cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính chính xác để doanh nghiệp thực hiện BCTC theo chuẩn VAS, khai báo và quản lý các thông tin liên quan, đánh giá, ghi nhận chênh lệch, theo dõi và phân bổ các chênh lệch theo chuẩn mực IFRS. Từ đó, người dùng chỉ cần khai báo tham số cho các mô hình tính toán, việc còn lại sẽ do FPT CFS hoàn tất.

Ngoài ra, FPT CFS giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình kế toán, tăng khả năng tự động hóa công việc lập và hợp nhất BCTC lên tới 99%, rút ngắn thời gian lập báo cáo lên đến 80%, từ đó cải thiện thời gian phát hành báo cáo ít nhất 60% so với thời gian trung bình trước đây.

Triển khai BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp Việt: Được nhiều hơn mất - Ảnh 2.

FPT CFS giải pháp giúp doanh nghiệp "cách mạng hóa" quy trình hợp nhất BCTC

Với năng lực công nghệ từ FPT, giải pháp còn cung cấp số liệu, báo cáo ở thời gian thực (real-time) giúp lãnh đạo giám sát, kiểm soát và có cái nhìn thấu đáo về "sức khỏe" tài chính doanh nghiệp. Từ đó, việc ra quyết định quản trị tài chính tốt hơn, giải phóng các nguồn lực chuyên môn để tập trung vào các nhiệm vụ tài chính chiến lược của doanh nghiệp.

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã ứng dụng giải pháp công nghệ FPT CFS cho việc hợp nhất BCTC toàn diện, như Hải An Group, Medlatec, Kim Tín, Đất Xanh.

Lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS

BCTC được thiết lập nhằm theo dõi, hỗ trợ phân tích và báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo này là kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực, dòng tiền, hiệu quả kinh doanh và tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Qua đó, cấp lãnh đạo và các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.

Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) là xu thế không thể thay đổi đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam quy mô lớn. Chuẩn mực IFRS đang trở thành một "ngôn ngữ" kế toán chung được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.

IFRS còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Một điển hình cụ thể, để niêm yết trên các sàn giao dịch nước ngoài yêu cầu tối thiểu là doanh nghiệp phải có các bộ BCTC được lập và trình bày theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có IFRS. 

Bên cạnh đó, BCTC chuẩn IFRS thể hiện tính minh bạch, trung thực giúp gia tăng lòng tin và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tổ chức cho vay, góp phần thiết lập một hệ thống công cụ giám sát hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS: Thời hạn đã đến?

Việc chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS đang là trọng tâm của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn. Theo nghiên cứu của Deloitte Vietnam, trong ấn phẩm chuyển đổi chuẩn mực VAS sang IFRS, quá trình này bao gồm 4 giai đoạn:  Xác định phạm vi công việc, chuẩn bị nguồn lực cần thiết, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình chuyển đổi.

Triển khai BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp Việt: Được nhiều hơn mất - Ảnh 1.

4 giai đoạn của quá trình chuyển đổi IFRS

Hiện tại, đa phần các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi này. Việc đầu tư nguồn lực đào tạo kiến thức cho nhóm nhân sự chức năng chuyên môn kế toán, tài chính là điều cấp thiết. Song song đó, doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp công nghệ, để có thể tổng hợp, thiết lập BCTC theo chuẩn IFRS. Đây là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ ban lãnh đạo cùng sự phối hợp từ các phòng ban liên quan.

Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giúp giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình chuyển đổi, khi lựa chọn được một giải pháp hợp nhất BCTC toàn diện phù hợp. Hệ thống này có thể kết nối thông tin, sổ sách kế toán, có khả năng tự động hóa nhiều quy trình, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và hỗ trợ chuyển đổi số liệu theo các chuẩn mực kế toán hiện hành như VAS, IFRS.

Ứng dụng giải pháp giúp tăng hiệu suất hợp nhất BCTC chuẩn IFRS

Ngoài những điểm khác biệt về nguyên tắc kế toán, sự khác biệt giữa VAS và IFRS còn ở cách thức ghi nhận và trình bày thông tin trong BCTC. Do đó, số liệu và báo cáo VAS không hoàn toàn tương thích với IFRS. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ giúp tự động hóa việc điều chỉnh số liệu VAS, hỗ trợ chuyển đổi IFRS. Giải pháp hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện FPT CFS cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính chính xác để doanh nghiệp thực hiện BCTC theo chuẩn VAS, khai báo và quản lý các thông tin liên quan, đánh giá, ghi nhận chênh lệch, theo dõi và phân bổ các chênh lệch theo chuẩn mực IFRS. Từ đó, người dùng chỉ cần khai báo tham số cho các mô hình tính toán, việc còn lại sẽ do FPT CFS hoàn tất.

Ngoài ra, FPT CFS giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình kế toán, tăng khả năng tự động hóa công việc lập và hợp nhất BCTC lên tới 99%, rút ngắn thời gian lập báo cáo lên đến 80%, từ đó cải thiện thời gian phát hành báo cáo ít nhất 60% so với thời gian trung bình trước đây.

Triển khai BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp Việt: Được nhiều hơn mất - Ảnh 2.

FPT CFS giải pháp giúp doanh nghiệp "cách mạng hóa" quy trình hợp nhất BCTC

Với năng lực công nghệ từ FPT, giải pháp còn cung cấp số liệu, báo cáo ở thời gian thực (real-time) giúp lãnh đạo giám sát, kiểm soát và có cái nhìn thấu đáo về "sức khỏe" tài chính doanh nghiệp. Từ đó, việc ra quyết định quản trị tài chính tốt hơn, giải phóng các nguồn lực chuyên môn để tập trung vào các nhiệm vụ tài chính chiến lược của doanh nghiệp.

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã ứng dụng giải pháp công nghệ FPT CFS cho việc hợp nhất BCTC toàn diện, như Hải An Group, Medlatec, Kim Tín, Đất Xanh.


Tin mới