Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Và trường học số chính là nơi đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ).
Với định hướng đó ngành giáo dục trong thời gian qua luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có dần chuyển đổi phương pháp giảng dạy truyền thống sang các mô hình linh hoạt hơn như e-learning, học tập kết hợp… nhằm nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động của cả thầy và trò. Bên cạnh đó giúp tiết kiệm và tối ưu thời gian học tập, thầy cô có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, sát sao học sinh hơn.
Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ nói chung và triển khai e-learning nói riêng trong môi trường giáo dục vẫn tồn tại những trở ngại nhất định hạn chế tốc độ chuyển đổi số. Hiện nay nền tảng quản lý học tập LMS đang được ứng dụng khá phổ biến trong trường học và các tổ chức giáo dục khi triển khai tổ chức các lớp học, các khóa học online. Quá trình triển khai nền tảng LMS trong một trường học cụ thể có thể xuất hiện nhiều khó khăn, hạn chế vượt ngoài dự tính của nhà trường.
Vậy trên thực tế triển khai LMS trong trường học cụ thể như thế nào?
Nền tảng LMS về cơ bản là một ứng dụng web, nhà trường có thể mua kèm giấy phép sử dụng, sau đó sẽ thực hiện cài đặt và bảo trì trên máy chủ của riêng mình (hay còn gọi là tự host). Nhà trường sẽ có (tùy thuộc vào giấy phép) toàn quyền kiểm soát tất cả các hoạt động của LMS, cũng như có thể tùy chỉnh tính năng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng chuyên biệt của nhà trường. Thậm chí nhà trường còn có thể cài đặt để hạn chế truy cập vào phần mềm, ví dụ: chỉ những người được kết nối với mạng nội bộ (hoặc VPN) của trường mới có thể sử dụng LMS.
Tuy nhiên, có những vấn đề khó xử lý xảy ra như sao lưu dữ liệu, cập nhật phần mềm máy chủ và mở rộng quy mô sang nhiều máy hơn. Tình huống thường xuất hiện phổ biến là số lượng học viên thường không cố định trong các khoảng thời gian khác nhau. Một ví dụ điển hình như vào khung 8h đến 10h sáng sẽ có rất nhiều sinh viên truy cập website LMS với lịch học đã được đăng ký từ trước trong vài tháng hoặc 1 khóa học. Các máy chủ của nhiều trường ban đầu thường không được chuẩn bị cho "nhiệm vụ" này nên việc không thể vận hành LMS ổn định đáp ứng cho lượng lớn người học truy cập đồng thời trong các khung giờ "nóng" đúc là điều dễ xảy ra.
Để LMS có thể chạy mượt mà và không bị tắc nghẽn truy cập giờ cao điểm thì cần bổ sung thêm máy chủ hoặc nhiều máy chủ. Nhược điểm của giải pháp LMS tự host là phải mất một khoảng thời gian nhất định để triển khai (thường là 2- 4 tuần làm việc), vì các máy chủ mới phải được mua sắm, thiết lập và cấu hình cài đặt đầy đủ. Ngoài ra, trường hợp tự host LMS cũng không thể mở rộng nếu không có hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là trách nhiệm sẽ gia tăng ngày một nhiều khi nhà trường phải xử lý toàn bộ công việc từ theo dõi lưu lượng truy cập, tính toán để dự trù tài nguyên, thêm máy vào hệ thống để xử lý khi truy cập bắt đầu tăng, giám sát thường xuyên để đảm bảo không gặp virus, tấn công, khắc phục sự cố lỗi phần cứng, bảo trì máy móc định kỳ v.v…
Để giải phóng cho nhà trường khỏi những nhiệm vụ tốn thời gian và phức tạp này, lựa chọn dịch vụ HOSTING hệ thống LMS trên hạ tầng có sẵn của nhà cung cấp là cần thiết và hữu ích. Giải pháp Cloud LMS Hosting cung cấp cho nhà trường hệ thống máy chủ hoàn thiện với tính năng Auto Scaling tự động tăng giảm cấu hình số lượng máy theo số lượng người học thực tế tại từng thời điểm cần thiết nhất định. Giải pháp Cloud LMS Hosting được Bizfly Cloud nghiên cứu và cung cấp đầu tiên tại Việt Nam giúp triển khai hạ tầng máy chủ cho Moodle LMS vô cùng đơn giản và nhanh chóng tối ưu chi phí, nhà trường chỉ cần cài ứng dụng lên, còn lại toàn bộ các công việc vận hành đều sẽ được Bizfly Cloud đảm bảo chất lượng tối đa!
Lợi ích của phương pháp triển khai trên nền tảng Cloud Computing này là nhà trường không cần phải quan tâm đến việc cài đặt, cập nhật và quản lý máy chủ. Các yêu cầu về độ ổn định trong suốt thời gian diễn ra khóa học, mở rộng hay thu hẹp tài nguyên (RAM, CPU, Disk…) cho số lượng học viên học đồng thời (CCU - Concurrent User) đều được đảm bảo tối ưu.
Thay vì phải mua mới, tự cài đặt, tự quản trị, tự đảm bảo thì hiện nhà trường chỉ cần thao tác trên giao diện điều khiển với chỉ khoảng 20% công sức khi tự host.
Chi phí cũng là một rào cản khi triển khai LMS trong nhà trường
Để tự host LMS trên hệ thống nhà trường thì cần chuẩn bị một danh sách mua sắm.
Đầu tiên là máy chủ, máy cần được thiết lập với hệ điều hành và kết nối mạng để có thể cung cấp nội dung web cho người học. Trong trường hợp này thì bộ phận CNTT của trường sẽ chịu trách nhiệm mua sắm và thiết lập toàn bộ.
Web server và Database server phục vụ các ứng dụng web và lưu trữ dữ liệu tương ứng.
Mail server để gửi và nhận email, thiết lập này là cần thiết đối với một số tính năng LMS như Thông báo…
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những thiết lập cơ bản và tùy vào nhu cầu mà nhà trường có thể sẽ cần bổ sung thêm tính năng cho hệ thống học trực tuyến khi tự host. Điều này dẫn đến việc đội ngũ công nghệ có thể không lường trước hết được sự phức tạp của kiến trúc bên dưới, ví dụ: các file dữ liệu có thể được lưu trữ trong các dịch vụ lưu trữ bên ngoài máy chủ, có thể phải triển khai nhiều web server và database, cùng với CDN (đảm bảo truyền tải hình ảnh, video chất lượng) và Load Balancer (cân bằng tải cho máy chủ). Đồng thời cũng làm tăng chi phí đầu tư cho LMS khi phát triển hết những thành phần quan trọng này.
Với Bizfly Cloud giúp đơn vị sở hữu trọn bộ hệ giải pháp hạ tầng hoàn chỉnh cho mọi nhu cầu sử dụng LMS, chỉ cần thao tác trên giao diện điều khiển với vài click hoặc gửi yêu cầu hỗ trợ tới đội ngũ kỹ sư công nghệ nhiều năm kinh nghiệm, không chỉ giúp đơn giản hóa toàn bộ quá trình triển khai, vận hành hạ tầng bên dưới mà còn loại bỏ chi phí đầu tư để phát triển các công nghệ phức tạp này.
Giải pháp cung cấp hình thức đăng ký sử dụng theo gói CCU hoặc gói cấu hình và thanh toán theo thực tế sử dụng. Đăng ký ngay để trải nghiệm miễn phí và nhận ưu đãi sử dụng hấp dẫn.