Từ chối lời mời giảng dạy tại Stanford, Hopskin, cô gái trở thành nhà sáng lập công ty edtech giá trị nhất thế giới

(Tổ Quốc) - Từng chỉ tình cờ trở thành giáo viên, Divya Gokulnath trở thành nhà sáng lập của công ty công nghệ giáo dục Ấn Độ Byju’s – công ty edtech giá trị nhất thế giới.

Được hưởng lợi rất nhiều từ đại dịch Covid 19, nền tảng giáo dục trực tuyến Byju’s do Gokulnath sáng lập sau khoản đầu tư gần đây nhất vào hồi tháng 3/2022 đã được định giá với mức giá tăng vọt – 22 tỷ USD.

Từ chối lời mời giảng dạy tại Stanford, Hopskin, cô gái trở thành nhà sáng lập công ty edtech giá trị nhất thế giới - Ảnh 1.

Trở thành giáo viên một cách tình cờ

Cách đây gần 15 năm, ở tuổi 21, Divya Gokulnath đã từng đứng trước hàng trăm sinh viên ở Bangalore, để giảng dạy một khóa học về lập luận bằng lời nói và logic với một cảm giác vô cùng phấn khích.

"Đó là một cảm giác phấn khích," Gokulnath nhớ lại. Sau đó, cô đã ký hợp đồng giảng dạy theo đề nghị của Raveendran, người đang quản lý các lớp luyện thi.

Là con một trong gia đình, Gokulnath lớn lên với niềm yêu thích dành cho toán học và sinh học (cha cô là một bác sĩ thận học và mẹ cô là một nhà sản xuất chương trình truyền hình đã nghỉ hưu). Cô chuyển sang lấy bằng kỹ sư công nghệ sinh học từ trường đại học Bangalore, sau đó quyết định học thạc sĩ ở Mỹ. Để chuẩn bị cho GRE — một kỳ thi tuyển sinh sau đại học — cô đã tham dự một lớp học toán do Raveendran phụ trách vào năm 2007 và đã vô cùng bất ngờ với cách giảng dạy về toán học của Raveendran: "Anh ấy có một cách tiếp cận khá đơn thuần đối với toán học. Đó là thứ mà tôi chưa từng thấy trước đây." Sau một vài buổi học, Raveendran khuyến khích cô dạy thử một lớp. Thời điểm đó, Gokulnath thậm chí trông chỉ "nhỉnh" hơn một chút so với các học sinh của mình. Cô đã phải mặc trang phục truyền thống Ấn Độ sari để trông có vẻ "già dặn" hơn.

Gokulnath đã đứng lớp nhiều hơn trong thời gian chờ đợi hồi âm của các chương trình sau đại học từ các trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Nhưng thay vì chỉ như là một công việc tạm thời, trải nghiệm đứng lớp đã dẫn đến một quyết định thay đổi cuộc đời của cô. Cô đã từ chối lời mời từ Đại học Stanford và Johns Hopkins và quyết định làm việc toàn thời gian cho Byju’s vào năm 2008, trở thành một trong 8 nhân viên đầu tiên của công ty. Một năm sau, Raveendran và Gokulnath kết hôn.

Khởi nghiệp, phát triển và thành công

Năm 2011, hai vợ chồng Gokulnath đồng sáng lập Think & Learn và 4 năm sau tung ra ứng dụng học tập cùng tên với Byju’s dành cho các lớp 8-10. Số lượng người dùng nhanh chóng tăng lên, đạt 35 triệu học sinh đăng ký và 2,8 người đăng ký trả phí vào năm 2019. Những con số này tăng gần gấp đôi trong năm đầu tiên của đại dịch và tăng thêm 80%, lên lần lượt là 115 triệu và 7,5 triệu vào thời điểm bắt đầu năm học. Các khóa học trực tuyến cho người đăng ký của Byju’s có giá khởi điểm từ 150USD/một năm. Doanh thu của Byju’s đã tăng vọt khi hàng triệu sinh viên phải ở nhà và sử dụng các phương pháp giáo dục trực tuyến.

Tuy nhiên, khi dịch Covid 19 có dấu hiệu suy giảm, mô hình của Byju’s đứng trước một thách thức mới liên quan đến hiệu quả của việc học trực tuyến và làm sao để giữ được chân và thu hút được học sinh.

Rất nhiều thách thức của ngành thậm chí khiến các công ty khởi nghiệp edtech như Vedantu và Unacademy ở Ấn Độ bị xoá xổ. Tuy nhiên, Gokulnath cho biết, công ty của cô không để bất kỳ ai ra đi. Thay vào đó, công ty edtech đã chuyển hướng sang một mô hình bền vững như là "giai đoạn phát triển tiếp theo". Kể từ tháng 2/2022, công ty đã mở 100 Trung tâm Học tập trên toàn quốc kết hợp cả học trong lớp và học trực tuyến. Công ty dự kiến sẽ tung ra thêm 400 chi nhánh nữa trong năm nay. Gokulnath cho biết mục tiêu là thu hút một triệu học sinh từ lớp 4-10 và tuyển dụng 10.000 giáo viên, thu phí khoảng 50 USD/ một tháng cho mỗi học sinh. Theo nữ sáng lập, đại dịch đã tạo ra một bối cảnh để học tập kỹ thuật số về sau trở thành một trong những cách thức học tập phổ biến.

"Những cơn gió ngược là một phần và cốt lõi của công việc kinh doanh. Nhưng nếu bạn tập trung vào sứ mệnh và sẵn sàng tạo ra tác động thế hệ thì không gì có thể ngăn cản bạn. Đến cuối cùng, tầm nhìn đúng đắn, đội ngũ mạnh và sản phẩm sáng tạo sẽ có thể vượt qua bất kỳ thay đổi nào".

Byju's đang tiếp tục nỗ lực tích cực để bổ sung vào các dịch vụ cốt lõi của mình như mô hình trực tuyến dành cho các khối học K-12, học phí và luyện thi. Công ty edtech đã thu về ít nhất 2,6 tỷ USD kể từ tháng 1/2021 và gọi vốn thành công 2 tỷ USD trong thời gian đại dịch xảy ra từ các nhà đầu tư tầm cỡ như Blackstone, UBS và quỹ có chủ quyền ADQ của Abu Dhabi. Gần đây nhất, công ty con của Byju's là Great Learning đã mua lại Northwest Executive Education của Singapore vào tháng 5 với giá ước tính 100 triệu USD. Great Learning – một nền tảng giáo dục trực tuyến, có trụ sở tại Singapore, cũng đã bị Byju’s mua lại vào tháng 7 năm ngoái với giá 600 triệu USD. Byju cũng đã đầu tư ước tính 100 triệu USD cho ứng dụng học toán của Áo GeoGebra vào tháng 12.

Từ chối lời mời giảng dạy tại Stanford, Hopskin, cô gái trở thành nhà sáng lập công ty edtech giá trị nhất thế giới - Ảnh 2.

Các thương vụ mua lại của Byju's (NGUỒN: CB INSIGHTS, BYJU'S)

Bên cạnh việc bổ sung mã hóa, kỹ năng công việc và giáo dục suốt đời vào danh mục đầu tư mở rộng của mình, công ty đang tăng cường sự hiện diện của mình ở Mỹ và đẩy mạnh vào Trung Đông. (Byju's là nhà tài trợ chính thức cho FIFA World Cup 2022 sẽ được tổ chức tại Qatar). Công ty cũng đang hướng đến IPO trong năm tới, ở Ấn Độ hoặc ở Mỹ. "Vẫn còn quá sớm và chúng tôi đang tìm hiểu cả hai thị trường này. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng vẫn nằm trong tầm kiểm soát", cô cho biết.

Think & Learn, công ty mẹ của Byju đã báo cáo doanh thu hợp nhất là 24 tỷ rupee (325 triệu USD) trong năm kết thúc vào tháng 3/2020, đạt mức tăng trưởng 82% so với năm trước. Công ty ước tính ​​doanh thu sẽ tăng gấp 3 lần cho năm tài chính 2021. "Phản hồi tích cực mà chúng tôi nhận được từ các sinh viên cho chúng tôi biết rằng chúng tôi đang đi đúng hướng," cô nói thêm.

Theo một báo cáo năm 2021 của RBSA Advisors có trụ sở tại Ahmedabad, thị trường Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp 10 lần trong thập kỷ tới, lên 30 tỷ USD vào năm 2032, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của Internet và điện thoại thông minh cũng như các sáng kiến ​​của chính phủ. Con số này là một phần của thị trường toàn cầu trị giá 106 tỷ USD, dự kiến ​​đạt tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) là 16,5% trong thập kỷ tới, công ty Grand View Research của Mỹ cho biết.

Với nội bộ của Byju’s, Gokulnath phát động một số chính sách thân thiện với nữ nhân viên như nghỉ phép có thời hạn, sáu tháng nghỉ thai sản và các chương trình cố vấn với các giám đốc điều hành cấp cao.

Cô cũng hợp tác với một nhóm các tổ chức phi chính phủ để cung cấp nội dung học tập miễn phí cho sinh viên có nhu cầu với mục tiêu 10 triệu sinh viên vào năm 2025.

Theo: Forbes

"Những cơn gió ngược là một phần và cốt lõi của công việc kinh doanh. Nhưng nếu bạn tập trung vào sứ mệnh và sẵn sàng tạo ra tác động thế hệ thì không gì có thể ngăn cản bạn. Đến cuối cùng, tầm nhìn đúng đắn, đội ngũ mạnh và sản phẩm sáng tạo sẽ có thể vượt qua bất kỳ thay đổi nào".

Divya Gokulnath

An Nhiên

Tin Cùng Chuyên Mục
“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

Sơn Tiên – biểu tượng mới của ngành du lịch giải trí Việt Nam, đã và đang tạo nên sự khác biệt nhờ sự kết hợp giữa văn hóa, giải trí, và tâm linh. Với sự phát triển từ thương hiệu Suối Tiên, nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi du khách, sẽ mang đến những trải nghiệm thật khác trong mùa tết năm nay.
Tin mới