Giống như điện đã mở ra một kỷ nguyên mới, thay đổi toàn bộ cấu trúc công việc và đời sống trong thế kỷ 19, GenAI cũng có khả năng làm điều tương tự trong thế kỷ 21.
Trong một bài báo mới đây được đăng tải trên Harvard Business Review, Matt Beane, tác giả cuốn The Skill Code: How to Save Human Ability in an Age of Intelligent Machines đã so sánh sự ra đời của GenAI (AI tạo sinh) tương tự như sự ra đời của điện và động cơ điện. Ông nhận định: "Sau khi có điện, chúng ta có máy rửa chén, bơm nước, cưa máy…. Nhiều công ty đang xây dựng những sản phẩm, ứng dụng, giải pháp sáng tạo tích hợp GenAI, tương tự như cách các sản phẩm, giải pháp được phát triển sau khi phát minh ra điện. Một số tính năng của Microsoft Copilot như "huấn luyện viên viết" - được tích hợp vào bộ Microsoft Office là một ví dụ rõ ràng."
Matt Beane cũng nhấn mạnh, động cơ đốt trong, điện thoại hay internet mất nhiều thập kỷ để phổ biến do chi phí đắt đỏ hoặc đòi hỏi sự phát triển của cơ sở hạ tầng nhưng GenAI đang được khai thác mạnh mẽ thông qua các ứng dụng dễ sử dụng và miễn phí, hữu ích cho hàng tỷ người.
Cùng chung quan điểm, Pieter van Schalkwyk, Đồng Chủ tịch Nhóm làm việc chung AI tại Digital Twin Consortium cho biết, quá trình chuyển đổi từ hơi nước sang điện diễn ra dần dần và mất hàng thập kỷ. Việc phát huy đầy đủ tiềm năng của GenAI cũng sẽ cần thời gian, nhưng chắc chắn không lâu bằng quá trình chuyển đổi từ hơi nước sang điện năng. Pieter van Schalkwyk cũng nhấn mạnh, tiềm năng biến đổi của GenAI trong các ứng dụng công nghiệp là không thể phủ nhận và đáng để đầu tư.
Để thích ứng với "cơn sóng thần thay đổi" của AI, các chuyên gia trên cho rằng các công ty và người lao động cần phải đầu tư vào việc học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết. Theo TS.Trần Quang Huy, Giảng viên Viện Quản trị & Công nghệ FSB thuộc Đại học FPT, "Công nghệ, đặc biệt là AI đã làm cho cách làm việc của chúng ta thay đổi rất nhiều… Nhiều báo cáo chỉ ra rằng từ nay đến năm 2030 sẽ có một xu hướng chuyển dịch lao động lớn từ khối doanh nghiệp nhà nước sang khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Và với những kế hoạch phát triển của mình, họ thực sự cần những nhân sự cốt cán vừa có kiến thức nền tảng, khả năng ngoại ngữ vừa có kỹ năng công nghệ…"
Cuộc khảo sát 31.000 người tại 31 quốc gia và hàng nghìn tỷ dữ liệu từ Microsoft 365 do Microsoft và LinkedIn công bố mới đây cho thấy, 75% đang sử dụng AI thế hệ mới trong công việc hàng ngày của họ. Và cũng theo khảo sát này, 71% lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định họ sẽ ưu tiên tuyển dụng một ứng viên ít kinh nghiệm nhưng có kỹ năng sử dụng AI hơn là tuyển dụng một ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng không có kỹ năng này. Thậm chí có tới 77% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, kỹ năng sử dụng AI còn có thể giúp các ứng viên tài năng được giao trọng trách lớn hơn trong công ty. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tới 66% lãnh đạo doanh nghiệp trả lời sẽ không tuyển dụng ứng viên không có kỹ năng AI.
Với nhu cầu mạnh mẽ này, Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc Đại học FPT) đã triển khai chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm định hướng AI và khoa học dữ liệu (MSE) và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh định hướng STEM (SeMBA). Cả hai chương trình đều được đào tạo theo phương pháp thực tiễn, chú trọng phát triển kiến thức, kỹ năng có thể ứng dụng vào công việc thực tế.
Chương trình Thạc sĩ tại FSB được thiết kế với các nội dung rèn luyện tư duy số cho học viên
Chương trình MBA tại FSB hướng đến giúp các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phát triển kiến thức và kỹ năng tư duy quản trị số, kiến thức, sử dụng khoa học, dữ liệu và công nghệ như GenAI vào giải quyết công việc quản trị một cách nhanh chóng với độ chính xác cao.
Trong khi đó, chương trình MSE có mục tiêu đào tạo những chuyên gia công nghệ am hiểu chuyên sâu, có thể tạo ra các công cụ AI và khai thác khối dữ liệu khổng lồ đang có để cung cấp cho doanh nghiệp thông qua các khối kiến thức chuyên sâu có liên quan đến AI và khoa học dữ liệu.
Hiện FSB đang đào tạo chương trình SeMBA và MSE tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Thông tin chi tiết có thể xem tại caohoc.fpt.edu.vn hoặc liên hệ hotline 093 293 9981.