Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận

(Tổ Quốc) - Việc vận động mạnh sau khi dùng những loại thuốc này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Về việc dùng thuốc, nhiều người chỉ nghĩ đến việc nên uống trước hay sau bữa ăn. Thực tế, không chỉ ăn uống, vận động cũng liên quan mật thiết đến thuốc. 

Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Nhìn chung, sau khi uống thuốc, quá trình hòa tan và hấp thụ của thuốc trong cơ thể diễn ra trong khoảng 0,5 đến 1 giờ. Việc tập thể dục ngay sau khi uống thuốc sẽ khiến lượng máu đến nơi tập luyện nhiều, lượng máu ở dạ dày và ruột ít hơn, thuốc hấp thu chậm hoặc không hoàn toàn nên hiệu quả kém. Tập thể dục ngay sau khi dùng một số loại thuốc cũng có thể làm trầm trọng thêm phản ứng có hại của thuốc, chẳng hạn như 7 loại thuốc sau:

1. Thuốc cảm lạnh

 Tập thể dục sau khi uống thuốc cảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Tập thể dục không những không có lợi cho việc hồi phục cảm mạo mà còn có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch và mạch máu não, đặc biệt đối với một số bệnh nhân bị tăng huyết áp lâu ngày và lipid máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng cao.

Dùng liều càng lớn khả năng kích thích hệ thần kinh càng tăng lên, nếu kết hợp với việc vận động mạnh sẽ tạo ra các phản ứng có hại như hồi hộp, tim đập nhanh, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ khi vận động.

Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

2. Thuốc hạ huyết áp

Khi tập thể dục, cơ thể con người cần cung cấp nhiều máu hơn cho các mô và não, nếu không rất dễ gây ngất xỉu. Nếu sau khi dùng thuốc hạ huyết áp mà vận động luôn có thể ức chế sự gia tăng bình thường của huyết áp, chặn nguồn cung cấp máu thêm và dễ gây ngất xỉu.

Nhiều loại thuốc hạ huyết áp đã có tác dụng lợi tiểu, việc gắng sức sau khi uống loại thuốc này dễ gây mất nước và mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Thuốc hạ huyết áp như propranolol có thể làm giảm nhịp tim khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thở chậm trong khi tập thể dục, gây rủi ro khi tập luyện.

3. Thuốc hạ lipid máu

Khi tập thể dục gắng sức, thuốc hạ lipid máu có thể gây tiêu cơ vân trong trường hợp này có thể dẫn đến suy thận cấp. Tập thể dục sau khi dùng thuốc hạ lipid máu statin cũng có thể gây đau cơ trong một số trường hợp, và đôi khi kèm theo tăng creatine kinase làm giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ. 

Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

4. Thuốc hạ đường huyết

Việc tập luyện gắng sức sẽ làm tăng tốc độ tuần hoàn máu và khiến thuốc hạ đường huyết được hấp thụ quá nhanh, từ đó gây ra các triệu chứng hạ đường huyết. Điều này đặc biệt xảy ra khi vận động mạnh sau khi tiêm insulin tác dụng nhanh.

5. Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng có thể làm cho cơ thể nóng lên, nếu uống loại thuốc này khi nhiệt độ cao rồi tập thể dục thể thao gắng sức sẽ dễ bị rối loạn điều nhiệt, dẫn đến say nóng.

6. Thuốc chống viêm 

Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận - Ảnh 4.
Thuốc chống viêm như ibuprofen có thể làm tổn thương đường tiêu hóa. Các loại thuốc này tuy có thể làm giảm cơn đau do vận động nhưng lại dễ gây tổn thương thành dạ dày, tập thể dục ngay sau khi dùng thuốc có thể làm nặng thêm phản ứng tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, nó có thể che giấu các triệu chứng trong khi giảm đau, làm tăng nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao.

7. Thuốc đau dạ dày

Uống thuốc đau dạ dày để tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Atropine sulfate, anisodamine, metoclopramide, ... được sử dụng phổ biến trong điều trị đau bụng tiêu hóa. Những loại thuốc này có thể gây khô miệng và buồn ngủ, khiến bạn khó tập trung khi tập luyện, tăng nguy cơ chấn thương.       

(Theo Sohu)

Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận - Ảnh 5.

Ánh Lê

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới