Tỷ phú "keo kiệt" vô cực: 20 năm giàu nhất thế giới nhưng thích mặc cả mọi thứ, giữ rác văn phòng dùng lại, tiếc cả tiền cứu cháu trai bị bắt cóc

(Tổ Quốc) - Lý do vị tỷ phú từng giữ ngôi vị người giàu nhất trong suốt hai mươi năm vẫn luôn tiết kiệm mặc cho được gọi là “keo kiệt”

Nói đến người giàu nhất thế giới, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến Bill Gates hoặc Jeff Bezos. Theo một thống kê từ năm 1995 đến năm 2007, Bill Gates đã giữ ngôi vị người giàu nhất trong suốt 13 năm.

Thế nhưng trong lịch sử, có một người còn giữ vị trí này lâu hơn Bill Gates. Ông chính là Paul Getty, người giàu nhất thế giới trong 20 năm liên tiếp.

Hiện nay hầu hết mọi người không biết Paul Getty, nhưng chỉ nửa thế kỷ trước, Paul Getty là một ông trùm nổi tiếng không kém gì "ông trùm dầu mỏ" Rockefeller.

Năm 1957, tạp chí Fortune vinh danh ông là người Mỹ giàu nhất khi còn sống. Trong khi Sách kỷ lục Guinness năm 1966, ông là công dân tư nhân giàu nhất thế giới, trị giá tài sản ước tính 1,2 tỷ USD (khoảng 7,4 tỷ USD vào năm 2019). Khi qua đời, tài sản của ông trị giá hơn 6 tỷ đô la (khoảng 21 tỷ đô la vào năm 2019)

Vào những năm 1950, tài sản của ông đạt 3 tỷ USD (khoảng 26 tỷ USD ngày nay). Từ năm 1957 cho đến khi qua đời, Paul Getty vẫn luôn là người giàu nhất thế giới trong suốt hai mươi năm.

    Tỷ phú "keo kiệt" nhất thế kỷ 20

Paul Getty là người giàu nhất thế giới, đồng thời ông cũng được cho là một người “keo kiệt” nổi tiếng, có thể sánh ngang với Grandet trong các tác phẩm của Balzac.

Mặc dù rất nỗ lực lao động và xây dựng thành công đế chế tỷ USD, là một tỷ phú giàu nhất nước Mỹ nhưng lại có lối sống khá "nghèo". Khi tham gia các bữa tiệc của giới thượng lưu, Getty khiến mọi người kinh ngạc khi ông thường diện những bộ vest cũ, đã sờn màu. Dù quần áo đã rách, ông sẽ may vá lại chứ không mua đồ mới.

Để tránh người khác nhòm ngó, Getty đã lắp đặt một bốt điện thoại công cộng tại nhà. Dù thường xuyên đi công tác và đặt phòng trong các khách sạn hạng sang nhưng ông cũng thường chọn phòng nhỏ nhất, rẻ nhất để ở. Khi ở khách sạn, vì cảm thấy phí giặt quá đắt, ông sẵn sàng tự giặt quần áo.

Thậm chí, Getty cực kỳ tiết kiệm ngay cả trong việc gửi thư. Ông thích dùng lại các mảnh giấy đã viết một mặt, hoặc viết lại lên mặt sau của chính tấm bưu thiếp nhận được để gửi lại cho người nhận. Việc tiết kiệm văn phòng phẩm đã trở thành biểu tượng điển hình của Getty thời kỳ đó. Ông lưu trữ lại mọi thứ, từ những phong bì thư đã dùng rồi cho đến cục tẩy dùng dở hay cái bút chì chưa dùng hết.

Dù sở hữu tài sản lên tới 3 tỷ USD và nắm giữ khoảng 200 công ty vào cuối những năm 1960, J. Paul thường xuyên than vãn về những khó khăn của việc là một tỷ phú, từ những lá thư xin tiền cho tới việc ông không biết bạn bè có thật lòng với mình không, hay chỉ vì tiền.

Tỷ phú keo kiệt vô cực: 20 năm giàu nhất thế giới, nhưng thích mặc cả mọi thứ, giữ rác văn phòng dùng lại, tiếc cả tiền cứu cháu trai bị bắt cóc - Ảnh 1.

Thậm chí, có lần cháu trai của ông bị bắt cóc. Bọn bắt cóc đòi số tiền chuộc 17 triệu USD và ông tuyên bố công khai rằng sẽ không trả một xu nào. 

Sau mấy tháng thương lượng nhiều lần, số tiền chuộc đã giảm từ 17 triệu USD xuống còn 7 triệu USD, cuối cùng là 4 triệu USD. Ông đồng ý sẽ trả 2.2 triệu USD, số còn lại sẽ do con trai ông trả.

Người cháu nội của Getty sau đó được cứu thoát. Nhưng cậu từ chối nói lời cảm ơn qua điện thoại với ông nội. Cú sốc đó khiến cậu bé bị rối loạn tâm lý, nghiện ngập và gần như bị mù do sốc thuốc vào năm 1981. Cậu đã phải ngồi trên xe lăn suốt quãng đời còn lại cho đến năm 2011 vì bị liệt nửa người.

Chính sự hà tiện của Getty trong vụ án bắt cóc này đã khiến mọi người thay đổi cách nhìn nhận về "tam quan" của những người giàu có. Hơn 40 năm sau, câu chuyện của ông đã được lấy cảm hứng và dựng thành phim "Money World".

Hầu hết mọi người đều chỉ trích Paul Getty vì quá coi trọng tiền bạc mà không quan tâm đến tính mạng của cháu mình. Nhưng nhìn nhận ở một góc độ khác, Getty là người giàu nhất thế giới không thể được đánh giá bằng con mắt bình thường, vì sự hiểu biết của ông về tiền bạc thực sự rất khác với người thường.

    Quan niệm tiền bạc “độc nhất vô nhị”

Ông đã từng giải thích lý do tại sao ông từ chối trả tiền chuộc: "Tôi có 14 đứa cháu, nếu chấp nhận bỏ tiền ra, thì tôi sẽ có 14 đứa cháu bị bắt cóc".

Nếu đưa tiền một cách dễ dàng thì bọn bắt cóc sẽ liên tục tìm đến gia đình của tôi, như vậy chẳng khác gì đang tiếp tay cho chúng "làm giàu bằng bạo lực".

Tỷ phú keo kiệt vô cực: 20 năm giàu nhất thế giới, nhưng thích mặc cả mọi thứ, giữ rác văn phòng dùng lại, tiếc cả tiền cứu cháu trai bị bắt cóc - Ảnh 2.

Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, tỷ phú Getty còn có 2 lý do sâu xa hơn.

Đồng tiền bỏ ra phải có giá trị

Người bình thường sẽ nghĩ, Paul Getty giàu như vậy, 17 triệu USD chỉ là hạt cát không đáng kể, nhưng ông cho biết quan điểm về tiền bạc của mình là “mọi thứ trên đời đều có giá”.

Getty là một doanh nhân, theo quan điểm của ông, kẻ bắt cóc đang làm ăn với mình và muốn bán mạng cháu của ông với giá 17 triệu USD. 

Lúc đầu Getty không đồng ý. Vì ông thấy cháu mình chắc chắn có giá, nhưng tuyệt đối không phải là 17 triệu USD. Ông không đưa tiền, nhưng cũng không thể để cháu trai mất mạng nên đã cử người đến thương lượng giá cả.

Giao dịch với giá thấp nhất có thể

Getty có rất nhiều kinh nghiệm “trả giá”. Ông có một sở thích là sưu tập các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới, và thường mua một số bức tranh nổi tiếng bị đánh cắp.

Bởi không thể nhìn thấy những bức tranh, vị tỷ phú đã áp dụng một phương pháp mặc cả đặc biệt và cuối cùng giảm giá xuống mức thấp nhất trước khi mua. Getty đã sử dụng phương pháp này để đàm phán với bọn bắt cóc. 

Khi trả giá xuống còn 4 triệu, Getty không chịu đưa tiền, kẻ bắt cóc mất kiên nhẫn chặt đứt một bên tai của con tin. Tin tức này đã trở thành tiêu đề của bản tin, và mẹ của đứa cháu trai đã mua một nghìn tờ báo để gửi cho ông. 

Người vệ sĩ cũng không chịu nổi đã "đe dọa" Getty, nếu ông không đưa tiền, anh ta sẽ phá hủy hệ thống an ninh của ngôi nhà. Getty nghĩ đến hình ảnh của ông và an toàn tính mạng của cháu, giá trị thấp nhất cũng là 4 triệu, cuối cùng ông cũng đồng ý đưa tiền.

Cuối cùng, Getty chỉ phải trả 2.2 triệu, số còn lại con trai ông sẽ phải trả. 

Sự "keo kiệt" cũng có lý

Tỷ phú keo kiệt vô cực: 20 năm giàu nhất thế giới, nhưng thích mặc cả mọi thứ, giữ rác văn phòng dùng lại, tiếc cả tiền cứu cháu trai bị bắt cóc - Ảnh 3.

Ở một góc độ nào đó, sự "keo kiệt" của Getty dường như cũng có lý, chính sự hiểu biết khác biệt về tiền bạc đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới. Từ "quan điểm về tiền bạc" của ông, có thể rút ra hai điểm cốt lõi trong kinh doanh.

Tìm ra giá trị đích thực của sự vật

Sự keo kiệt của Getty trong cuộc sống như tự giặt quần áo, lắp điện bốt điện thoại trong nhà cho thấy ông đã nhìn thấy giá trị của chúng và biết khoản tiền nào không nên tiêu.

Trong kinh doanh, đây là phương pháp mà các tỷ phú thường nhắc đến: Đầu tiên tìm ra giá trị thực của một công ty, sau đó so sánh với giá cả, rồi quyết định mua hay không.

Mọi thứ đều có thể thương lượng

Getty biết cách thay đổi giá của một thứ thông qua thương lượng. Tương tự trong đầu tư, ta có thể thấy được sự thay đổi mỗi ngày của giá cổ phiếu. Đó là một cuộc thương lượng giữa người mua và người bán. Giá cổ phiếu sẽ không cao mãi mãi, khi nó bất thình lình giảm xuống thì đây là cơ hội tốt nhất cho những người biết nắm bắt.

Chính quan niệm tiền bạc của tỷ phú Getty đã giúp ông tích lũy được khối tài sản khổng lồ và ở ngôi vị người giàu nhất thế giới trong suốt nhiều năm liên tục. 

(Tổng hợp)

Thiên An

Tin mới