Vào ngày 16/8, UBND huyện Ninh Sơn phối hợp với TT Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ địa chính, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến Đề án "Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 - huyện Ninh Sơn".
Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu lãnh đạo Sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ quan thông tấn, báo chí,… và các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Sơn, đặc biệt, còn có sự tài trợ từ Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop.
Đề án "Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 - huyện Ninh Sơn" có sự đóng góp về chuyên môn, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Sơn nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Đồng thời, tại buổi hội thảo còn giới thiệu về hiện trạng, tiềm năng và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Sơn đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp có mong muốn đầu tư, hợp tác phát triển cùng ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Kiều Tấn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn cho biết, Hội thảo tham vấn ý kiến Đề án: "Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - huyện Ninh Sơn" là dịp để trao đổi thảo luận và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Đề án. Đồng thời, huyện cũng mong muốn lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu từ các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và người nông dân để Đề án thực sự khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất.
Buổi hội thảo diễn ra nghiêm túc và hiệu quả
Giai đoạn 2021-2024, trên địa bàn huyện đã triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả tích cực như: Mô hình trồng nho công nghệ cao, chanh không hạt, dưa lưới, hoa lan, chăn nuôi dê, bò, cừu; đồng thời, hình thành vùng cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao không chỉ của tỉnh Ninh Thuận mà còn của cả khu vực Duyên hải Miền Trung.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp tại huyện nhà còn bộc lộ những hạn chế: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa được đầu tư cơ giới hóa đồng bộ; quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa được đầu tư khoa học công nghệ; chưa gắn kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông…
Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi cùng các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tham gia hội thảo
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, tiềm năng đất đai, hội thảo đã tham vấn, ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và các đại biểu về quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, các vùng chăn nuôi tập trung cũng như xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện, như: Đẩy nhanh việc hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung theo hướng chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chú ý đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất. Hỗ trợ chính sách vốn, thuế, bảo hộ cho các sản phẩm, các tổ chức trung gian thu mua sản phẩm của người dân.
Bàn về các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp xanh, đại diện Công ty CP Thành Thành Công (TTC AgriS) cho biết, nông nghiệp xanh đang trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm máy kéo hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm sức lao động và chi phí.
Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop là đơn vị đồng hành, tài trợ cho Hội thảo của huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Nhiều ý kiến, đề xuất những giải pháp sáng tạo và khả thi, không chỉ xây dựng và hoàn thiện đề án phát triển nông nghiệp bền vững, nhằm nâng cao đời sống người dân của huyện Ninh Sơn nói riêng mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Ninh Thuận.
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp thu, xem xét kỹ lưỡng và tích hợp các ý kiến đóng góp này vào Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá quá trình triển khai Đề án, nhằm đảm bảo rằng những mục tiêu đề ra sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và cộng đồng." – đồng chí Kiều Tấn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn nhấn mạnh trước khi bế mạc Hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu lãnh đạo Sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ quan thông tấn, báo chí,… và các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Sơn, đặc biệt, còn có sự tài trợ từ Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop.
Đề án "Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 - huyện Ninh Sơn" có sự đóng góp về chuyên môn, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Sơn nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Đồng thời, tại buổi hội thảo còn giới thiệu về hiện trạng, tiềm năng và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Sơn đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp có mong muốn đầu tư, hợp tác phát triển cùng ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Kiều Tấn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn cho biết, Hội thảo tham vấn ý kiến Đề án: "Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - huyện Ninh Sơn" là dịp để trao đổi thảo luận và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Đề án. Đồng thời, huyện cũng mong muốn lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu từ các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và người nông dân để Đề án thực sự khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất.
Buổi hội thảo diễn ra nghiêm túc và hiệu quả
Giai đoạn 2021-2024, trên địa bàn huyện đã triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả tích cực như: Mô hình trồng nho công nghệ cao, chanh không hạt, dưa lưới, hoa lan, chăn nuôi dê, bò, cừu; đồng thời, hình thành vùng cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao không chỉ của tỉnh Ninh Thuận mà còn của cả khu vực Duyên hải Miền Trung.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp tại huyện nhà còn bộc lộ những hạn chế: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa được đầu tư cơ giới hóa đồng bộ; quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa được đầu tư khoa học công nghệ; chưa gắn kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông…
Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi cùng các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tham gia hội thảo
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, tiềm năng đất đai, hội thảo đã tham vấn, ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và các đại biểu về quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, các vùng chăn nuôi tập trung cũng như xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện, như: Đẩy nhanh việc hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung theo hướng chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chú ý đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất. Hỗ trợ chính sách vốn, thuế, bảo hộ cho các sản phẩm, các tổ chức trung gian thu mua sản phẩm của người dân.
Bàn về các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp xanh, đại diện Công ty CP Thành Thành Công (TTC AgriS) cho biết, nông nghiệp xanh đang trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm máy kéo hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm sức lao động và chi phí.
Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop là đơn vị đồng hành, tài trợ cho Hội thảo của huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Nhiều ý kiến, đề xuất những giải pháp sáng tạo và khả thi, không chỉ xây dựng và hoàn thiện đề án phát triển nông nghiệp bền vững, nhằm nâng cao đời sống người dân của huyện Ninh Sơn nói riêng mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Ninh Thuận.
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp thu, xem xét kỹ lưỡng và tích hợp các ý kiến đóng góp này vào Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá quá trình triển khai Đề án, nhằm đảm bảo rằng những mục tiêu đề ra sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và cộng đồng." – đồng chí Kiều Tấn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn nhấn mạnh trước khi bế mạc Hội thảo.
Theo A Hồng
Theo tuoitre.vn Copy link Link bài gốc Lấy link! https://tuoitre.vn/gia-usd-tu-do-can-moc-25-000-dong-usd-cao-nhat-trong-lich-su-20221019201036022.htm