(Tổ Quốc) - Xu hướng làm việc tại nhà sau đại dịch đang gia tăng mạnh mẽ. Cùng với làn sóng đó Selly - ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online không cần vốn đang trở thành bạn đồng hành của nhiều bà mẹ bỉm sữa, những người mất việc vì Covid-19 và cả người yếu thế trong xã hội.
Selly là một trong những công ty tiên phong cho mô hình Social commerce hay còn gọi là thương mại trên nền tảng xã hội tại Việt Nam. Với mô hình này, trên thế giới nhiều công ty đã tạo ra các tác động tích cực cho chính quốc gia của họ, có thể kể đến như Meesho tại Ấn Độ giúp 10 triệu phụ nữ độc lập tài chính, Super tại Indonesia đang giúp cân bằng thu nhập và chi phí kinh doanh giữa thành thị và nông thôn.
Dù mới thử nghiệm từ tháng 3/2021 và chính thức ra mắt từ tháng 7/2021, chỉ sau hơn 8 tháng Selly đã đồng hành cùng hơn 100.000 người bán hàng trên toàn quốc đa số là mẹ bỉm sữa, bà nội trợ, sinh viên và những người mất việc trong đại dịch. Sở dĩ đạt được con số ấn tượng này phải kể đến những ưu thế nổi trội của Selly dành cho những người bắt đầu kinh doanh với mong muốn kiếm thêm thu nhập khi mà cả kinh nghiệm và vốn liếng đều là con số 0.
Với mô hình kinh doanh online truyền thống, những người bán hàng luôn đau đầu về vấn đề nguồn nhập hàng, chất lượng hàng rồi sau đó thì lo lắng về lưu kho, bảo quản hàng hoá, vận chuyển hàng hóa chứ chưa kể đến việc chào bán và chăm sóc khách hàng như thế nào cho hiệu quả vì vậy để có thể thành công, họ buộc phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc.
Nhưng với mô hình của Selly, người bán hàng được giải phóng thời gian và đảm bảo không cần bỏ vốn, không phải lưu kho, không lo vận hành, hơn nữa còn được hỗ trợ freeship cho tất cả các đơn hàng. Người bán chỉ cần mất vài giây trên ứng dụng Selly để tìm kiếm các mặt hàng, thông tin sản phẩm và chia sẻ thông tin đó qua mạng xã hội cho khách hàng của họ. Sau khi chốt đơn, người bán tạo đơn hàng trên ứng dụng Selly và hàng hóa sẽ được vận chuyển đến tận tay khách hàng, đồng thời người bán được hưởng hoa hồng chính là lợi nhuận sau mỗi đơn mình bán được.
Ở thời điểm hiện tại, Selly đã liên kết với hơn 190 nhà cung cấp, xưởng sản xuất sở hữu trên 5000 mặt hàng chất lượng với đầy đủ giấy tờ công bố sản phẩm cũng như chứng nhận về chất lượng sản phẩm. Việc liên kết chặt chẽ cùng các nhà cung cấp cũng giúp cho người bán có được các chính sách hoàn trả hàng hóa và bảo hành cho khách hàng của họ không thua kém các đại lý phân phối.
Nhiều chuyên gia đánh giá đây là mô hình tiềm năng tại Việt Nam khi giải quyết được nhu cầu việc làm của nhiều người cũng như tận dụng được sự phát triển của mạng xã hội và xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý III/2021 là hơn 1,7 triệu người và số người thiếu việc làm là 1,8 triệu người - con số này đang lập kỷ lục cao nhất trong 10 năm qua do ảnh hưởng của Covid-19 và trong các con số kể trên, tỷ lệ những người là bà mẹ bỉm sữa, nội trợ chiếm không nhỏ.
Bên cạnh tác động tích cực cho người bán hàng, Selly còn giúp các doanh nghiệp truyền thống vừa và nhỏ tại Việt Nam chuyển mình lên thương mại điện tử khi các kênh bán hàng truyền thống bị ảnh hưởng không nhỏ vì hệ quả của Covid-19. Tính đến nay, Selly đã tạo ra hơn 34 tỷ doanh thu cho 190 nhà cung cấp, nhiều doanh nghiệp đã thu về hơn 200 triệu đồng doanh thu ngay trong tháng đầu tiên hợp tác.
Đại diện của Selly - Ông Thống Lê Anh Tuấn cũng cho biết: "Điểm khởi đầu cho ý tưởng phát triển mô hình này tại Việt Nam chính là nhờ được tiếp xúc, thấy được khó khăn của những bà mẹ, người mất việc vì dịch xung quanh mình và nhu cầu thiết thực muốn kiếm thêm thu nhập tại nhà của mọi người. Từ đó, Selly ra đời với tầm nhìn giúp hàng triệu người dân Việt Nam có thể gia tăng thu nhập, tự chủ tài chính và cải thiện đời sống."
Ánh Dương