(Tổ Quốc) - Giữa bối cảnh đáng lo ngại của làn sóng COVID-19 thứ 4 đang diễn ra tại Việt Nam, các doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng tìm hiểu và áp dụng công nghệ 4.0 vào mô hình kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.
Tự động hoá sản xuất: Chiến lược đi tắt đón đầu
Khái niệm tự động hóa đã xuất hiện trong ngành công nghiệp ô tô từ những năm 1946 để mô tả việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị và điều khiển tự động trong dây chuyền sản xuất cơ giới hóa, nhưng nhờ vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tự động hoá mới thực sự trở thành xu thế mạnh mẽ trên toàn cầu. Một số doanh nghiệp sớm nắm bắt cơ hội áp dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh, tạo nên lợi thế cạnh tranh nhất định, đặc biệt trong những tình huống khó khăn khó lường.
COVID-19 là một ví dụ điển hình – được xem như một "làn sóng" có thể khiến những doanh nghiệp mạnh mẽ nhất trở nên lao đao, nhưng đây cũng chính là động lực thôi thúc các doanh nghiệp sản xuất nhanh chóng tìm đến giải pháp để vượt lên trên những yếu tố khách quan khó kiểm soát. Cụ thể, một bộ phận các đơn vị đã ứng dụng tự động hoá để duy trì sản xuất và đảm bảo an toàn cho người lao động. Đề cao tư duy cấp tiến này, ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia chia sẻ:"Nhìn một cách tích cực, chính đại dịch đã giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số, khiến các công ty nhận thức được rõ ràng hơn về tầm quan trọng của cách mạng công nghệ trong sản xuất, song song với những hiệu quả tương lai số hoá có thể đem lại cho doanh nghiệp trong đa dạng các tình huống khác nhau. Đó cũng là lý do thôi thúc và khiến Schneider Electric không ngừng phát triển công nghệ cao để cung cấp cho nền kinh tế nói chung và các đối tác nói riêng những giải pháp mang tính bền vững, gia tăng kết nối và có thể thay thế."
Ông Đồng Mai Lâm – Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia đề cao tầm quan trọng của tự động hoá trong hành trình tiếp theo của số hoá tại Việt Nam
Ứng dụng cách mạng công nghệ nhằm duy trì và phục hồi sản xuất
Triển khai tự động hoá không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua những hậu quả do đại dịch trong hiện tại mà còn chủ động đối phó với những biến cố tương tự trong tương lai. Cụ thể, quá trình chuyển đổi tự động hóa hỗ trợ cắt giảm chi phí, tăng khả năng phục hồi kinh doanh và giảm rủi ro trong dài hạn.
Ứng dụng công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động hiệu quả của chuỗi cung ứng. Giải pháp này giúp loại bỏ tối đa các sai sót có thể gặp trong quá trình sản xuất. Điển hình, các giải pháp robotics, IoT với khả năng hoạt động ổn định 24/7 sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và ngay lập tức tại từng giai đoạn vận hành.
"Đây cũng chính là những nền tảng cơ sở để Schneider Electric đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp thời đại 4.0". Theo đó, ông Lâm cho biết, việc áp dụng tự động hóa vào sản xuất không quá phức tạp, nhưng để áp dụng thành công, doanh nghiệp cần lưu ý những yêu cầu cốt lõi về mặt mô hình, bao gồm (1) tự động hóa dựa trên phần mềm hướng dữ liệu; (2) thiết kế và xây dựng một hệ thống thực sự mở; (3) tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa; (4) phát triển hệ sinh thái đối tác lớn mạnh. Những yếu tố này cho phép doanh nghiệp thu thập được dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, hỗ trợ cho việc phân tích và ra quyết định, tiết kiệm điện năng, chi phí vận hành và đặc biệt là linh hoạt cập nhật, tích hợp những công nghệ mới từ các đối tác.
Các giải pháp thuộc kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trên hành trình hội nhập tự động hoá
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu lĩnh vực tự động hóa, Schneider Electric luôn ứng dụng những tiến bộ khoa học để hỗ trợ công cuộc chuyển đổi số và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ông Lâm nhấn mạnh: "Tại Schneider Electric, chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của các giải pháp thông minh trong sản xuất. Với kiến trúc EcoStruxure, chúng tôi đang triển khai IoT trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Trên toàn bộ các Nhà máy Thông minh và Trung tâm Phân phối Thông minh của Schneider Electric, EcoStruxure giúp doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng từ 10% đến 30% và chi phí bảo trì từ 30% đến 50%."
Với những giải pháp khác nhau thuộc 3 tầng kiến trúc EcoStruxure như Delta Robotics, PLC điều khiển chuyển động thế hệ mới Modicon, Giải pháp quản lý máy thông minh EcoStruxure Advisor,… Schneider Electric tin rằng các doanh nghiệp sản xuất F&B, ngành công nghiệp ô tô và công nghệ bán dẫn, lắp ráp điện tử tại Việt Nam sẽ tự tin hơn trên hành trình hội nhập bản đồ số hoá của thế giới.
Ánh Dương