SMEs đang trong quá trình phát triển, có hoặc đang xây chiến lược kinh doanh nhưng nội tại công ty còn đang có vấn đề về nhân sự, cách thức vận hành và giao tiếp giữa các phòng ban với nhau.
Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs là tổ chức tư vấn chiến lược dành cho SMEs hàng đầu Việt Nam, đã tư vấn cho hơn 5000 khách hàng, nổi bật như Vinataba, Vietinbank, Tân Đại Thành,... và hàng chục ngàn học viên. Chị Đặng Thanh Thảo - Tổng Giám đốc - người trực tiếp kết nối với khách hàng, chuyên gia, chuyên viên, nhân sự của Thanhs chia sẻ về quá trình quản lý doanh nghiệp và lời khuyên dành cho SMEs tại Việt Nam.
Cơ duyên nào dẫn chị đến lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như trở thành CEO Công ty Thanhs?
Có lẽ phải kể đến giai đoạn bắt đầu vào Thanhs từ vị trí thực tập sinh từ những năm 2002-2004. Thời đó, không mấy doanh nghiệp biết đến khái niệm chăm sóc khách hàng, mà chỉ tập trung kinh doanh, còn Thanhs thì luôn tạo ra cái mới, sự khác biệt ngay từ những điều nhỏ nhất.
Trải qua thời gian rèn luyện và phát triển bản thân ở nhiều mô hình khác nhau, từ Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất tới nhập khẩu và thương mại,… Năm 2018, tôi trở lại Thanhs phụ trách phần nội chính và tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp của mình khi chính thức trở thành CEO của Thanhs vào năm 2020.
Sau hơn 20 năm hoạt động, nhìn lại toàn bộ chặng đường đã qua, điều gì khiến chị tự hào nhất về công ty mình?
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm, Thanhs bao gồm các chuyên gia, chuyên viên cũng như các nhân sự đã luôn gắn bó và đồng hành cùng nhau. Thanhs đã khẳng định uy tín và vị trí quan trọng của mình trong cộng đồng doanh nghiệp Việt bằng cái tâm, kiến thức, kinh nghiệm thông qua hệ thống giải pháp tối ưu cố vấn tổ chức hệ thống, tư vấn chiến lược kinh doanh, tư vấn thương hiệu – Marketing, các giải pháp triển khai chiến lược và hệ thống các khoá đào tạo Thanhs Academy.
Chính vì vậy, được nhìn thấy các doanh nghiệp SMEs Việt Nam vượt qua khó khăn, cất cánh, vươn lên tầm cao mới chính là điều khiến tôi tự hào nhất.
Tiếp quản Công ty với vị trí CEO vào đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ, có những thách thức nào chị cũng như công ty đã gặp phải?
Covid-19 thực sự là một hiểm họa không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn thử thách "sức đề kháng" của doanh nghiệp. Ngoài những vấn đề tài chính mà mọi doanh nghiệp khác đều gặp phải, là một công ty tư vấn, Thanhs đặc biệt gặp khó khăn hơn cả trong việc duy trì kết nối, từ việc kết nối trong nội bộ tới việc kết nối với các khách hàng. Giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công việc và dẫn đến nhiều tình huống phát sinh.
Tuy vậy, tôi vẫn luôn tin rằng đây là chất xúc tác cho nhiều thay đổi tích cực, khiến tất cả chúng ta phải chấp nhận, thay đổi và thích nghi với những cơ hội mới. Các nền tảng trực tuyến được Thanhs tận dụng triệt để, là "bàn đạp" để đổi mới, thích nghi. Đẩy mạnh trao đổi với khách hàng và học viên trong thời kì này được Thanhs đặt lên hàng đầu.
Vượt qua mong đợi của tôi, bộ máy nhân sự vận hành trơn tru bằng sự thấu hiểu, tôn trọng và trách nhiệm. Các dự án duy trì triển khai với sự kịp thời điều chỉnh phương pháp làm việc cùng sự đồng lòng của đội ngũ chuyên gia chuyên viên và doanh nghiệp.
Một điều đáng tự hào hay cộng thêm cả may mắn nữa, đó là các khách hàng của Thanhs đều vượt bão thành công, không có DN nào phải đóng cửa hay phá sản. Đó chính là thành công.
Trong bối cảnh biến động và dự báo tình hình 2023, thì lời khuyên của chị dành cho các DN SMEs nên tập trung vào chiến lược nào để tăng trưởng bền vững?
Mang trong mình sứ mệnh nỗ lực toàn tâm vì sự cất cánh thương hiệu Việt, chúng tôi mang đến các biện pháp đồng bộ tăng trưởng và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt, đặc biệt là SMEs, có thể thích nghi, phát triển và quản trị sự thay đổi trong nền kinh tế luôn luôn biến đổi.
Đứng trước những thách thức, cơ hội trong giai đoạn 2023, bên cạnh những giải pháp thúc đẩy kết quả kinh doanh, Thanhs tập trung vào các yếu tố cốt lõi giúp SMEs định hướng rõ ràng và đề ra chiến lược phát triển bền vững, đó là văn hoá doanh nghiệp.
VHDN nói thì dễ nhưng làm thì vô vàn khó khăn. Thứ nhất, ban lãnh đạo chưa nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của Lãnh đạo và Văn hóa doanh nghiệp. Vai trò tiên quyết nhất trong quá trình xây dựng VHDN chính là ở nhà Lãnh đạo, hay nói là "Lãnh đạo làm gương". Thứ hai, SMEs đa phần không biết cách triển khai và duy trì bền vững văn hoá doanh nghiệp dù đã có kế hoạch trong tay.
Tóm lại, thấu hiểu nhân viên cũng chính là thấu hiểu doanh nghiệp, đây được coi là tài sản vô hình tạo tiền đề để SMEs Việt xây dựng mô hình phát triển bền vững, chuyên nghiệp.