(Tổ Quốc) - Tính đến giữa năm 2022, có rất nhiều tín hiệu tích cực thể hiện mức độ khôi phục mạnh mẽ của ngành vận tải sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Với những nỗ lực thích nghi và sự phát triển của nền kinh tế thế giới, ngành đường sắt đã đánh dấu một bước chuyển mình trong lĩnh vực vận tải hàng hóa.
Vận tải hàng hóa đường sắt đặt mục tiêu phát triển trong năm 2022
Năm 2022, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết sẽ chú trọng đến việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh vận tải, đặc biệt là vận tải hàng hoá. Trong đó, VNR sẽ phát triển thêm các dịch vụ tàu chuyên tuyến, container Bắc – Nam, container lạnh chở hoa quả, thực phẩm… khai thác tối đa các tuyến kết nối của khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển và đường sắt quốc gia để vận chuyển trơn tru hàng hóa.
Với các chuyến tàu hàng liên vận quốc tế, VNR đặt mục tiêu nâng cao sản lượng các tuyến Hải Phòng - Lào Cai - Hà Khẩu - Tôn Minh, Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Nam Hinh đến các địa phương của Trung Quốc và đi nước thứ 3, thu hút hàng xuất khẩu sang Nga, Châu Âu.
Với nhiều nỗ lực, cùng bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp ở các quốc gia khác đã khiến cước vận tải đường biển, hàng không tăng cao, thì chi phí vận tải hàng hóa bằng đường sắt trở nên dễ tiếp cận hơn. Đại diện của Tổng công ty Đường sắt VN cho biết: "Từ miền Nam, chi phí đi đường bộ đến cửa khẩu Đồng Đăng khoảng 60-70 triệu đồng/container, còn đường sắt chỉ khoảng 45 triệu/container bao gồm chi phí hai đầu (vận chuyển đường ngắn đến ga, bốc xếp)".
ITL và dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt hỗ trợ hoạt động kinh tế của một quốc gia bởi nó đảm bảo luồng hàng hoá thông suốt và hiệu quả trong nước và xuyên biên giới.
Hiện nay, Bộ GTVT đang đốc thúc tiến độ dự án đường sắt 7.000 tỷ nhằm cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của vận tải đường sắt với mục tiêu nâng cấp toàn tuyến cùng để tăng năng lực thông qua của tuyến lên 23-25 đôi tàu ngày đêm, vận tốc chở hàng bình quân 50-60km/h – tăng khối lượng vận chuyển từ 1,3-1,5 lần. Bên cạnh định hướng đầu tư vào hạ tầng, thời gian qua, ngành đường sắt cũng không ngừng cải thiện các dịch vụ vận tải hàng hóa để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng như rút ngắn thời gian giao hàng, tối ưu chi phí, cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ...
Là nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt hàng đầu Việt Nam, ITL hiện đang có lịch trình ổn định 5 ngày mỗi tuần với trụ sở và văn phòng tại TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài các mô hình vận tải truyền thống như đường sắt nội địa kết hợp đường biển, ITL còn điều chỉnh và cung cấp một số dịch vụ kèm theo như thiết kế các giải pháp cho nhu cầu cụ thể của khách hàng, ví dụ như vận tải hàng hoá có giá trị cao, hàng nặng, hàng khẩn cấp và các dòng nguyên liệu cho sản xuất hoặc dự án.
Ngoài chi phí cạnh tranh, chẳng hạn như dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt của ITL từ miền Nam đến Đồng Đăng chỉ vào khoảng từ 30 - 35 triệu đồng/container, ITL còn cam kết mang lại nhiều giá trị công thêm và chất lượng dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng của chúng tôi. Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải đường sắt xuyên biên giới của ITL có khả năng đáp ứng được những tuyến liên vận đa dạng và mạng lưới rộng khắp. Với việc đầu tư và vận hành ga đường sắt Yên Viên Hà Nội, dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt của ITL trung chuyển, kết nối các tuyến đường sắt đi các tuyến nội địa và tuyến quốc tế liên vận với Trung Quốc, châu Âu với thời gian nhanh hơn 30% so với đường biển cùng giá cả hợp lý.
Ngoài ra, thông qua hệ thống quản lý KPI, dịch vụ chăm sóc khách hàng và các ứng dụng giải pháp công nghệ (GPS, tin nhắn SMS), ITL tự hào có thể cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt tốt hàng đầu thị trường dành cho khách hàng.
Ánh Dương