Vì sao loạt ông lớn, nhà đầu tư đổ bộ về Đắk Lắk

(Tổ Quốc) - BĐS tại những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, Nha Trang….đang chững lại sau một chu kỳ phát triển nóng đã đẩy các doanh nghiệp BĐS và nhà đầu tư đang có xu hướng hướng về các thị trường Tây Nguyên nhiều tiềm năng nhưng chưa có sự phát triển như Đắk Lắk

Tâm điểm của thị trường BĐS Tây Nguyên đang được nhiều nhà đầu tư chú ý là Đắk Lắk. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019, các chuyên gia kinh tế nhận định, Đắk Lắk có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến; thế mạnh lớn trong phát triển năng lượng tái tạo; có tiềm năng phát triển du lịch đẳng cấp cao…

Thời gian trở lại đây, hạ tầng Đắk Lắk đã được liên tục đầu tư phát triển. Nhiều công trình, dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư mang tính động lực có thể kể đến như vành đai phía Đông, vành đai phía Tây 2; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29; xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang (Khánh Hòa), cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương (Lâm Đồng); dự án đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa (Phú Yên), phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế…

Hạ tầng giao thông với hệ thống đường bộ, đường sắt và hàng không tích hợp được đầu tư đồng bộ, tiện ích gia tăng và cộng đồng dân cư hình thành nhanh chóng đã làm thay đổi diện mạo, bộ mặt của cả khu vực. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, thu hút các nhà đầu tư.

Vì sao loạt ông lớn, nhà đầu tư đổ bộ về Đắk Lắk - Ảnh 1.

Hệ thống hạ tầng giao thông và dự án được đầu tư đồng bộ sẽ giúp giá trị đất đai tăng lên tỷ lệ thuận với giá trị đầu tư.

Theo số liệu thống kê từ Hội môi giới BĐS từ năm 2017 - 2019, thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột chỉ cung cấp ra thị trường 6 dự án triển khai với tổng số lượng 1.300 sản phẩm đất nền, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ rất cao, lên đến 90%. Từ giữa  

Từ năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản Phố Núi chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt dự án quy mô, tầm cỡ được đầu tư bài bản bởi những ông lớn ngành bất động sản như: Vingroup, FLC, Capital House…

Cụ thể,  mới đây tỉnh Đắk Lắk ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho dự án Tổ hợp du lịch sinh thái hồ Ea Nhái tại huyện Krông Pắc và huyện Cư M'gar do Công ty cổ phần tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng

Ngoài FLC, Tập đoàn Vingroup cũng tiến quân vào Đắk Lắk với Tổ hợp dịch vụ cho hãng ô tô VinFast và dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng...

Trong khi các dự án của FLC, Vingroup phải mất một thời gian dài nữa mới chính thức ra mắt thị trường thì Tập đoàn Capital House đã chính thức ra mắt dự án Ecocity Premia. Khu đô thị tọa lạc ngay vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc của TP. Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố 6,5km; cách sân bay 9km; trên tuyến đường nối quốc lộ 14 từ Kom Tum, Gia Lai vào thành phố và rẽ vào quốc lộ 26 đi TP.HCM.

Đây là dự án nghìn tỷ đầu tiên được ra mắt tại Buôn Ma Thuột với loạt tiện ích nội khu đa dạng như công viên chủ đề, hồ điều hòa, trường học quốc tế, khu luyện tập thể thao, bể bơi, đường dạo bộ…và các tiện ích công cộng từ trường học, công viên, bệnh viện, chợ… đáp ứng mọi sinh hoạt về cả thể chất và tinh thần cho cư dân

Nhận định về BĐS Buôn Mê Thuật, Vũ Cương Quyết, CEO Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh miền Bắc từng cho biết: "Trước đây chúng ta rất ít nghe đến bất động sản Buôn Ma Thuột, vậy nên nếu hiện tại có sự phát triển, đầu tư của các nhà đầu tư lớn thì tương lai thị trường sẽ rất tốt. Bởi đây là vùng đất mới, mặc dù chưa thu hút phát triển công nghiệp nhưng đây là thành phố núi đông dân nhất do đó nhu cầu nội tại của chính cư dân, mong muốn được hưởng dịch vụ tiện ích đồng bộ của những khu đô thị mới hiện đại, tiện nghi là hoàn toàn có thực".

Cùng quan điểm với ông Quyết nhiều chuyên gia cũng cho biết bất động sản Đắk Lắk tiềm năng bậc nhất trên thị trường khu vực Tây Nguyên bởi đây là một trong những thành phố có tỷ lệ đô thị hóa mạnh mẽ nhất khu vực Tây Nguyên với tỷ lệ đạt 65%, cao hơn mức trung bình của khu vực là 58%. 

Năm 2019, diện tích lập quy hoạch phân khu tại Buôn Ma Thuột đã tăng lên 2,74 lần so với thời điểm trước năm 2010. Cũng chính vì thế mà tại Buôn Ma Thuột, từ giữa năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn bao giờ hết với những tổ hợp khu đô thị được đầu tư đồng bộ, bài bản, đặc biệt là tọa lạc tại những vị trí kết nối giao thông thuận tiện, có khả năng tạo lập giá trị cho địa bàn khu vực và cả nhà đầu tư.

Nam Anh

Tin mới