Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Cuộc thi toàn cầu SBC

Social Business Creation - SBC là nền tảng đào tạo kinh doanh tạo tác động xã hội toàn cầu dưới hình thức một cuộc thi do Trường Kinh doanh HEC Montréal và GS Muhammad Yunus - người đoạt giải Nobel Hòa bình 2006 khởi xướng, tổ chức và bảo trợ về chuyên môn, nhằm hướng đến thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

 

Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Cuộc thi toàn cầu SBC - Ảnh 1.

Từ năm 2018, Trường Đại học Ngoại thương đã chính thức trở thành đơn vị quản lý SBC Hub tại Việt Nam. Với mạng lưới liên kết quốc tế được phát triển sâu rộng và vai trò quan trọng đã được khẳng định trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, Nhà trường đã xây dựng đội ngũ cố vấn khởi nghiệp và hỗ trợ đồng hành với hàng trăm dự án kinh doanh tạo tác động trên khắp cả nước.

Năm 2023, 56 dự án từ Việt Nam đã tham gia SBC toàn cầu với sự đồng hành của gần 100 cố vấn về kinh doanh tạo tác động xã hội. Sau 9 tháng tổ chức với 4 vòng thi, ngày 4/10/2023 (tức ngày 3/10/2023 theo giờ địa phương), vòng chung kết cuộc thi SBC đã chính thức diễn ra tại Trường Kinh doanh HEC Montréal (Canada). Trong số 156 đội thi đến từ hơn 20 quốc gia, các tổ chức, dự án, cố vấn và cá nhân đến từ Việt Nam đã giành được nhiều thành tích ấn tượng.

Các Giải thưởng đạt được tại Cuộc thi của các tập thể và cá nhân bao gồm:

Giải Cho Tổ Chức, Doanh Nghiệp:

Trường ĐH Ngoại thương được nhận Giải thưởng "Impactful Change Agent" là giải thưởng vinh dự được trao cho tổ chức giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động sáng tạo kinh doanh xã hội trên toàn cầu từ Ngân hàng Scotiabank và Trường ĐH HEC Montreal Canada. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Nhà trường đạt giải thưởng.

Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Cuộc thi toàn cầu SBC - Ảnh 2.

Dự án Nam Tural với Người sáng lập là anh Nguyễn Xuân Tài, cựu sinh viên Đại học Ngoại thương, cùng với sự tham gia của 4 thành viên là sinh viên Đại học Ngoại thương gồm Tạ Quang Anh (lớp Anh 01 - CLC QTKS - K59), Đồng Thị Phương Anh (lớp Anh 01 - Chương trình KDQT định hướng tiên tiến Nhật Bản, VJCC - K59), Bùi Phương Anh (lớp Anh 03 - CLC QTKDQT - K60) và Nguyễn Thuỳ Trang (lớp Anh 03 - CTTT KTĐN - K59) với sự đồng hành của 02 cố vấn là cô Phạm Thị Mai Khanh - Giảng viên trường Đại học Ngoại thương CSII và cô Nguyễn Thị Thu Huyền - Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt giải Nhất bảng Startup với giá trị giải thưởng 38,500 CAD tiền mặt. Nam Tural là dự án sử dụng rơm - nguồn phế thải nông nghiệp và biến chúng thành nguồn tài nguyên tự nhiên mang lợi ích cho mọi người, từ nông dân đến khách hàng và toàn xã hội.

Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Cuộc thi toàn cầu SBC - Ảnh 3.

Ngoài ra, Top 3 chung cuộc bảng Startup còn có sự góp mặt của Forest Foods và Top 3 chung cuộc bảng Doanh nghiệp gọi tên eJOY English đều là những dự án xuất sắc đến từ Việt Nam. Trong đó, eJOY English là dự án có trưởng nhóm đang là sinh viên tại Trường ĐH Ngoại thương.

Giải Cá Nhân:

Trong số 10 cá nhân được trao giải thưởng "Doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc toàn cầu" trên toàn thế giới, có 4 cá nhân Việt Nam trong đó có cô Vũ Thị Phương Dung - Giảng viên Trường ĐH Ngoại thương, 1 sinh viên đến từ Trường ĐH Ngoại thương là bạn Trịnh Hải Ngân - sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính Quốc tế. Ngoài ra còn có bạn Phan Kiều Duyên đến từ Đại học Greenwich Việt Nam và bạn Thái Vũ Đức Anh đến từ THPT Lê Quý Đôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Việt Nam cũng có sự góp mặt của 3/5 cá nhân cho Giải thưởng dành cho các "Giám khảo có chất lượng đánh giá tốt nhất và có nhận xét tác động đến các dự án". Đó là thầy Trần Xuân Lĩnh (Trường Đại học Greenwich Việt Nam), cô Trần Nguyên Chất (Trường ĐH Ngoại Thương và ông Trần Anh Tuấn (Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, Việt Nam còn tự hào khi có 3 nhà giáo dục, cố vấn đạt Giải thưởng "Cố vấn tạo tác động giáo dục mạnh mẽ toàn cầu" trong 5 người được trao giải trên toàn cầu. Họ là những người đã truyền được nguồn cảm hứng mạnh mẽ và kinh nghiệm cho các dự án trong khuôn khổ cuộc thi, bao gồm: Thầy Trần Xuân Lĩnh - Giảng viên tại Đại học Greenwich Việt Nam; Cô Nguyễn Thu Hằng - Giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương; Thầy Nguyễn Ngọc Quang - Nghiên cứu sinh tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc).

Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Cuộc thi toàn cầu SBC - Ảnh 4.

Trên hành trình thú vị, ý nghĩa nhưng cũng đầy thử thách này, xin chúc mừng tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo, các bạn trẻ, các chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp ở trong và ngoài nước đã cùng nhau giải quyết các vấn đề xã hội thông qua các mô hình kinh doanh sáng tạo bền vững, đưa các nhóm khởi nghiệp của việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế, chinh phục những mục tiêu và những tầm cao mới.

Tin Cùng Chuyên Mục
MISA nhận nhiệm vụ chiến lược quốc gia làm chủ công nghệ AI

MISA nhận nhiệm vụ chiến lược quốc gia làm chủ công nghệ AI

Ngày 15/1/2025, tại Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, MISA vinh dự được giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia về làm chủ công nghệ số AI, khẳng định vai trò tiên phong và vị thế hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ.
Tin mới