Việt Nam là thị trường trọng điểm, AMD tập trung "đánh mạnh" hơn ở mảng DIY PC và Commercial

Hơn thập kỷ qua, mạng Internet đã thay đổi toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam nổi lên là quốc gia khá "sành" về công nghệ số.

 

Việt Nam là thị trường trọng điểm, AMD tập trung "đánh mạnh" hơn ở mảng DIY PC và Commercial - Ảnh 1.

Theo bảng thống kê 10 nước có nhiều công dân sử dụng công nghệ số thành thạo nhất của ITU mới công bố, Việt Nam đứng thứ 9 thế giới với 7,5 triệu người; xếp sau các "cường quốc" như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nhật, Mexico, Nga, Đức.

Chính sự năng động và nhạy bén về công nghệ số đưa Việt Nam trở thành điểm đến chiến lược của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu. Đơn cử, AMD vừa có khẳng định Việt Nam tiếp tục là thị trường trọng điểm của Tập đoàn.

Được biết, AMD là tên viết tắt của Advanced Micro Devices, thành lập năm 1969 từ một nhóm kỹ sư thành viên tách ra từ Fairchild Semiconductor. Ngày nay, AMD đã trở thành một công ty đa quốc gia với hàng chục ngàn nhân viên tại châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ ...

Cùng trò chuyện với ông Ryan Sim - Giám đốc AMD khu vực Đông Nam Á – về nhận định tiềm năng cũng như những chiến lược AMD đề ra cho thị trường Việt Nam thời gian tới.

Nhận định của AMD như thế nào về thị trường công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay tại Việt Nam? So với khu vực, tiềm năng của thị trường CNTT Việt Nam ra sao, thưa ông?

Trong suốt thời gian dịch Covid-19 bùng nổ, thị trường CNTT trên toàn cầu có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Sau Covid-19, thị trường này có phần chững lại.

Tuy nhiên, trong vòng 1 năm trở lại đây, thị trường CNTT toàn cầu theo quan sát của tôi đang dần hồi phục. Và Việt Nam cũng đi theo xu hướng đó. Hơn hết, thị trường Việt Nam đã có những tiến triển tốt, nhận được rất nhiều sự quan tâm đầu tư từ những doanh nghiệp nước ngoài.

Và theo tôi, tiềm năng của Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

Có những lợi thế nào để ngành CNTT ở Việt Nam phát triển như vậy? Điều này mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp như AMD như thế nào?

Việc nhận được sự đầu tư của những doanh nghiệp nước ngoài là một trong những lợi thế để Việt Nam phát triển ngành CNTT. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, với GDP tăng trưởng ổn định, quy mô dân số lớn, dân số trẻ, thị trường đa dạng và tiềm năng.

Vì vậy, không riêng gì AMD mà tất cả các doanh nghiệp nước ngoài nhận định Việt Nam là một quốc gia đáng đầu tư. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng đang có những kế hoạch để góp phần thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.

Ông có thể chia sẻ kế hoạch cụ thể của AMD tại Việt Nam thời gian tới? Trong hệ sinh thái hiện nay, mảng nào sẽ là mảng dẫn dắt tăng trưởng chính của AMD, thưa ông?

Trong những năm tới, AMD Việt Nam sẽ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và chất lượng sản phẩm để mang đến những giải pháp tốt nhất cho mọi nhóm người dùng.

Hiện tại, hệ sinh thái sản phẩm của chúng tôi rất đa dạng từ những sản phẩm dành cho DIY PC (máy tính tự lắp ráp), laptop, máy trạm, máy console, đến cả những sản phẩm chuyên dụng cho dự án, giáo dục…

Theo dự kiến, AMD sẽ tập trung nhiều hơn ở cả mảng DIY PC và Commercial. Và đây cũng sẽ là 2 mảng chính mà chúng tôi muốn hướng đến cho người dùng tại Việt Nam. AMD cũng tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có tích hợp AI để đáp ứng xu hướng mới của toàn cầu.

Ông vừa nhắc đến AI, được biết Cách mạng 4.0 và AI đang là những từ khoá "hot" hiện nay. Vậy, AMD đang ở đâu trong xu hướng AI này?

AI là kỷ nguyên tiếp theo của điện toán đám mây và đây mới chỉ là khởi đầu. AI cho phép can thiệp sâu hơn về y tế, giảm gian lận tín dụng, giảm tắc nghẽn thành phố...

Chúng tôi tin rằng toàn bộ tiềm năng của AI sẽ phát huy khi công nghệ này có mặt ở mọi nơi. Và AMD rất vui khi được trở thành một phần của xu hướng này, với tư cách là công ty cung cấp danh mục công cụ điện toán thích ứng và hiệu suất cao giúp AI trở nên khả thi.

Việt Nam là thị trường trọng điểm, AMD tập trung "đánh mạnh" hơn ở mảng DIY PC và Commercial - Ảnh 2.

Ông Ryan Sim cùng các đối tác chia sẻ về kế hoạch sắp tới của AMD tại Việt Nam.

Ông có thể chia sẻ chi tiết những kế hoạch nào để tận dụng cũng như hỗ trợ sự phát triển của cách mạng AI thời gian tới của AMD?

Như tôi đã nói ở trên, việc chinh phục công nghệ AI ở AMD chỉ mới bắt đầu. Trong năm qua, AMD đã cho ra mắt chip tích hợp AI trong bộ xử lý máy tính xách tay AMD Ryzen™ 7 7040 Series. Không chỉ dừng ở laptop, AMD cũng sẽ phát triển AI trong những sản phẩm dành cho desktop. Vào tháng sau, chúng tôi sẽ chính thức ra mắt sản phẩm AMD MI300X - bộ xử lý cho trung tâm dữ liệu dùng để huấn luyện AI.

Riêng ở thị trường Việt Nam, chúng tôi nhận thấy Chính phủ đang có sự quan tâm vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo này. Và bất cứ khi nào Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển AI, AMD sẽ sẵn sàng tham dự.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

Tin Cùng Chuyên Mục
Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Tại lễ công bố và trao giải thưởng Make in Vietnam 2024 sáng ngày 15/1, Sản phẩm Dịch vụ Giải mã gen chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của GeneStory đã được xướng tên Top 10 hạng mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội”.
Tin mới