Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2025 sản lượng thịt heo của Việt Nam dự kiến đạt bốn triệu tấn, năm 2030 đạt 4,7 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.

Tiềm năng thị trường thịt Việt Nam

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) dẫn dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho hay, tiêu thụ thịt heo toàn cầu dự kiến sẽ đạt 131 triệu tấn vào năm 2030, tăng 7,2% so với năm 2023. Tại Việt Nam và Hoa Kỳ, tiêu thụ thịt heo dự kiến tăng lần lượt là 28,3% và 11,7%.

Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2025 sản lượng thịt heo của Việt Nam dự kiến đạt bốn triệu tấn, năm 2030 đạt 4,7 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.

Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Thịt ủ mát được sản xuất theo công nghệ châu Âu tại tổ hợp nhà máy chế biến thịt mát MEATDeli

Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước. Ngành thịt của Việt Nam sẵn sàng cho bước tăng trường đáng kể trong quá trình đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng đông.

Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng thị trường thịt Việt Nam chưa được chuẩn hóa khi hơn 90% sản phẩm thịt heo trên thị trường không có thương hiệu. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm có thể truy xuấ được nguồn gốc.

Điều này tạo điều kiện cho Công ty CP Masan MEATLife (MML) – công ty thành viên của Tập đoàn Masan và cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong kinh doanh thịt thương hiệu, có nhiều tiềm năng để tăng trưởng và là cơ hội thiết lập tiêu chuẩn mới trong tiêu dùng thịt chất lượng cao, an toàn với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Việt.

Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Các tổ hợp chế biến thịt MEATDeli đều được công nhận đạt chứng chỉ BRC – Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm

Nền tảng cho sự tăng trưởng từ thịt thương hiệu

Từ cuối năm 2018, MML đã giới thiệu sản phẩm thịt ủ mát mang thương hiệu "MEATDeli", sản phẩm thịt tươi ngon mềm mọng, an toàn và truy xuất được nguồn gốc cho người tiêu dùng. MML đã thành công trong việc tiên phong áp dụng mô hình xây dựng thương hiệu như hàng tiêu dùng nhanh cho chuỗi giá trị thịt.

Kể từ khi ra mắt thương hiệu thịt ủ mát MEATDeli, mảng kinh doanh thịt của MML tăng trưởng doanh thu gần 8 lần, từ 330 tỷ đồng trong năm đầu tiên (2019) lên 2,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

Với chiến lược tập trung phát triển ngành thịt chế biến, năm 2023 đã mang lại cho MML kết quả kinh doanh rất khả quan 2,8 nghìn tỷ đồng. Sự tăng trưởng này có được từ việc xây dựng thương hiệu, cung cấp các sản phẩm sáng tạo được người tiêu dùng tin tưởng và phân phối các sản phẩm đó trên toàn quốc.

Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Dây chuyền sản xuất thịt ủ mát chuẩn Âu tại tổ hợp chế biến thịt MEATDeli tại Hà Nam

Với chương trình "Membership" hợp tác thực hiện cùng chuỗi siêu thị, cửa hàng WinMart, WinMart, thịt ủ mát MEATDeli đã tiếp cận được hơn 2,4 triệu khách hàng, mang đền cơ hội sử dụng sản phẩm thịt chất lượng cao với giá cả hợp lý, trở thành một thương hiệu ẩn tượng trong lòng người tiêu dùng, củng cố vị thể dẫn đầu trong ngành hàng thịt có thương hiệu, từ đó giúp doanh số tăng trưởng ấn tượng với con số lên đến 46% so với năm 2023 (LFL" tăng trưởng 10.9%).

Thịt ủ mát "được lòng" người tiêu dùng Việt

Năm 2024, MML đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong khoảng 7.100 tỷ đồng - 7.800 tỷ đồng, tăng 2% - 12% so với mức 6.984 tỷ đồng năm 2023 nhờ tập trung đầu tư vào măng kinh doanh thịt heo, thịt gà có thương hiệu và thịt chế biến. Dự kiến doanh thu từ mảng thịt có thương hiệu và thịt chế biến dự kiến tăng trưởng lần lượt tử 15% đến 28% và từ 12% đền 33% so với cùng kỳ.

Đối với việc hợp tác chiến lược với WinCommerce trong "Chương trình hội viên WIN", tại các siêu thị WinMart/ WinMart+, MML sẽ tiếp tục duy trì chương trình giá độc quyền cho hội viên WIN đối với sản phẩm thịt có thương hiệu và kỳ vọng cải thiện doanh số bán hàng hàng ngày tại mỗi điểm bán WinCommerce từ 1,6 triệu đồng lên 2,0 triệu đồng và tiếp tục triển khai các chiến dịch digital marketing mục tiêu đến các hội viên WIN trên toàn quốc.

Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

Người tiêu dùng chọn mua thịt mát MEATDeli tại hệ thống siêu thị WinMart - WinMart+

Ngoài ra, đơn vị này sẽ tiếp tục nâng cao trải nghiệm thương hiệu - là điểm đến mua thịt tại các điểm bản bằng cách triển khai các quầy Meat Corner tại hàng trăm điểm bán của WinCommerce, giúp năng cao khả năng trưng bày và trải nghiệm mua sắm của khách hàng đổi với các sản phẩm MEATDeli.

Ghi nhận mới nhất từ kết quả kinh doanh Quý I/2024, doanh thu của MML tăng lên 1.720 tỷ đồng, tăng 7,5% so với 1.600 tỷ đồng trong quý I/2023. Kết quả này đến từ sự tăng trưởng của mảng thịt lợn có thương hiệu và mảng lợn trang trại, tăng tổng cộng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp của MML tăng từ 11,7% trong quý I/2023 lên 23,3% trong quý I/2024 nhờ vào giá thịt lợn và gia cầm tăng cao. Những tích cực này giúp biên EBITDA của MML tăng đáng kể, từ mức 1,7% trong quý I/2023 lên mức 7,2% trong quý I/2024.

Tin mới