(Tổ Quốc) - Ngày 14/10 tới đây, hội thảo trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia từ FPT IS cùng đại diện các doanh nghiệp Luật Phước & Partners, Tiki, 30Shine, sẽ mở ra hướng tiếp cận và áp dụng hiệu quả hình thức hợp đồng lao động điện tử.
Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm thay đổi về hợp đồng lao động để đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động. Đặc biệt, Điều 14 của Bộ luật cũng nêu rõ người sử dụng lao động và người lao động được giao kết hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
Giải pháp hợp đồng điện tử đang dần được tin tưởng sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặt biệt là từ khi Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (CeCA) được ra mắt, tạo bước tiến lớn trong việc thúc đẩy thương mại điện tử và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động giao thương, kinh doanh. Theo dữ liệu hệ thống FPT.eContract, đã có hơn 1,2 triệu giao dịch được ký kết qua nền tảng, kết nối hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cá nhân là đối tác ký trên toàn quốc. Giải pháp hợp đồng điện tử như FPT.eContract có thể ứng dụng rộng rãi nhằm chuyển đổi phương thức từ ký trên giấy sang ký trên nền tảng số trong nhiều loại hình ký kết như hợp đồng kinh tế, mua bán, hợp đồng cho thuê, các hồ sơ phê duyệt nội bộ, và hợp đồng lao động.
Hiện nay, tuy số lượng ứng dụng hình thức ký kết hợp đồng lao động điện tử còn khiêm tốn nhưng hiệu quả mang lại đã được nhiều doanh nghiệp thừa nhận, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Be, Tiki, 30Shine, KFC, Sonion,...Việc sử dụng hợp đồng lao động điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tối giản quy trình tiếp nhận nhân sự mới. Người lao động sẽ được trải nghiệm hội nhập số với sự đơn giản, tiện lợi; trong khi đó doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực nhân sự, lưu trữ so với khi sử dụng hợp đồng lao động giấy.
Trên thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều băn khoăn từ các tổ chức trong việc ứng dụng hợp đồng lao động điện tử như tính pháp lý, khả năng bảo mật và quy trình triển khai. Từ thực tế đó, ngày 14/10 tới đây, FPT IS tổ chức hội thảo với chủ đề "Hợp đồng lao động điện tử giữa doanh nghiệp và người lao động: Từ pháp lý đến thực thi", đồng hành cùng người lao động và doanh nghiệp ứng dụng cách hiệu quả hợp đồng lao động điện tử trong hoạt động của mình.
Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ Lao Động Thương binh & Xã hội, Công ty Luật Phước & Partners cùng đại diện của các doanh nghiệp: Tiki, 30Shine, FPT IS, để cùng mở lối cho tổ chức cách thức số hóa quy trình tiếp nhận nhân sự. Tại hội thảo, các diễn giả sẽ chia sẻ nhiều định hướng giúp doanh nghiệp ứng dụng hợp đồng lao động điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số; tính pháp lý của Hợp đồng lao động điện tử, trình bày thực tế ứng dụng hợp đồng lao động điện tử tại doanh nghiệp và các thức ứng dụng hệ sinh thái ký kết điện tử với hợp đồng lao động.
Là tổ chức CNTT có cơ hội đồng hành cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong triển khai các dự án CNTT ngành liên tục trong nhiều năm qua, FPT IS cũng đồng thời tiên phong phát triển hệ sinh thái ký kết điện tử tại Việt Nam với các giải pháp nền tảng ký kết điện tử FPT.eContract, chữ ký số FPT.CA, hệ thống chứng thực hợp đồng điện tử FPT.CeCA ứng dụng cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng lao động điện tử. Hệ sinh thái ký kết điện tử, số hóa quy trình ký kết hợp đồng do FPT IS phát triển giúp tiết kiệm tới 70% chi phí, 80% thời gian ký kết.
Các doanh nghiệp quan tâm tới hình thức ký kết hợp đồng lao động điện tử có thể tham dự hội thảo bằng cách đăng ký tại đây.
Ánh Dương