Khi hỏi những người Việt từng đi qua thuở khó khăn thiếu thốn, đâu là những món ăn khiến họ thương nhớ? Phần nhiều sẽ nhắc đến vị ngọt ngào, sánh thơm béo ngậy đặc trưng riêng có của sữa ông Thọ. Đó chính là thứ vị ngon đi cùng năm tháng, cất giấu hạnh phúc tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Chị Lan kể rằng mỗi khi về quê ở một tỉnh vùng núi phía Bắc, mở chiếc chum đựng gạo và nhìn thấy chiếc ống bơ đong gạo bao nhiêu năm của mẹ mà như cả tuổi thơ ùa về. Chị vẫn nhớ khi xưa hay hỏi mẹ nấu bao nhiêu bò gạo và bấy nhiêu năm mẹ vẫn giữ chiếc ông bơ từ vỏ hộp sữa Ông Thọ như đơn vị đo lường đầy tính bảo thủ nhưng vô cùng thân thương. Chị cũng nhớ khi xưa 2 anh em vẫn thường dùng ống bơ nối dây thép để làm điện thoại gọi cho nhau. Giờ thì điện thoại phát triển đến mức ngày đó có nằm mơ người ta cũng không tưởng tượng được công nghệ đã phát triển dường kia nhưng kí ức về tuổi thơ thì vẫn xinh xẻo như thế với những món đồ chơi chẳng mất tiền mua mà giàu tính kết nối.
Chị Lan vẫn ước con mình được thấy tuổi thơ của mẹ bằng hình ảnh, chứ không phải chỉ tưởng tượng qua lời mẹ kể. Và rồi cuối cùng người đưa chị tới thước phim xưa cũ với hình ảnh hạnh phúc của những năm tháng ấy về tuổi thơ của chị lại là con chị: "Mẹ ơi có phải thời của mẹ như thế này không?". Thằng bé chìa ra chiếc iPad với MV "Bảo tàng tuổi ther" với tất cả những hình ảnh đủ khiến chị như trở lại miền ký ức của mình. Chị giải thích cho con thời không internet, người ta giao tiếp nhiều hơn, vui hơn, hạnh phúc hơn. Trẻ con không ôm ipad, ánh nhìn không hướng về chiếc điện thoại của cha mẹ, càng không có đồ chơi mắc tiền. Chúng chơi ném lon, bắn bi, thả diều; đồ chơi là đèn lồng tự chế, vài viên sỏi, tàu lá chuối, quả bưởi… Món khoái khẩu không phải là pizza, mỳ Ý mà chỉ có bánh mì chấm sữa ông Thọ mà cũng lâu lâu mới được ăn, nhưng ngon đến hoàn hảo. Đến giờ dù đã ngấp nghé trung niên nghĩ lại về những kỉ niệm ngày ấy chị vẫn thấy đọng lại trong mình những dư âm xao xuyến ngọt ngào.
Chị cũng nhớ có năm bố ốm mà người đến thăm ai cũng mang theo cân đường hộp sữa. Mẹ chị bảo: "Nhà bác Năm tuy nghèo như thế nhưng vẫn có quà thăm bố, cảm động quá". Chị không nghĩ nhiều đến lời mẹ mà chỉ nghĩ đến một căn nhà chứa đầy hộp sữa đặc như một tiêu chí đánh giá sự giàu có rất trẻ thơ.
Đó là lúc khi mẹ mang được chiếc bánh mì về 2 đứa trẻ nhỏ ngày ấy đã thấy món bánh mì chấm sữa Ông Thọ là món ngon nhất trần đời. Lúc đó chị đã ước sau này mình đi làm có nhiều tiền và sẽ có cả đời được ăn bánh mì chấm sữa. Không biết có phải "gen" mê sữa đặc truyền sang con chị mà những đứa trẻ ở thế kỷ XXI, bao nhiêu món ngon vật lạ nhưng vẫn mê bánh mì chấm sữa. Ngày nào được mẹ cho ăn bánh mì chấm sữa là lũ trẻ thậm chí từ chối cả việc đi ăn hàng. Chiếc bánh mì giòn rụm quệt vào phần sữa sánh ngọt, thơm, rồi lại nhón tay bấu miếng bánh mì quết sữa, hạnh phúc như ngưng đọng nơi đầu lưỡi.
Tuổi thơ của chị dần trôi để được chứng kiến tuổi thơ con và sữa đặc Ông Thọ như một tác nhân cầu nối kéo những thế hệ lại gần nhau. Không chỉ vì cái vị ngọt thơm đặc trưng của sữa Ông Thọ mà với chị đó là một thực phẩm có tính nối truyền và gắn kết. Dù nó được xuất hiện vào thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn và nó như một món quà để biếu tặng xa xỉ thời đó, nhưng cho đến giờ giữa rừng các loại sữa béo ngậy thơm ngon khác thì sữa Ông Thọ vẫn nguyên vẹn giá trị mà không món nào có thể soán ngôi.
Đi cùng người dân Việt từ những tháng ngày khó khăn (năm 1975) đến nay nhưng sữa đặc Ông Thọ vẫn là một món thực phẩm không bao giờ lỗi mốt. Có lẽ chưa có món đồ ăn uống nào mà sức sống mãnh liệt đến như vậy. Sữa đặc Ông Thọ không chỉ tạo thành món bánh mì chấm sữa bí truyền mà vẫn được nhiều chị em sau sinh tín nhiệm như một món đồ lợi sữa công hiệu khi pha sữa đặc Ông Thọ nóng để uống.
Vì vậy sữa đặc Ông Thọ không chỉ là một sản phẩm ăn uống mà nó còn mang trong mình những câu chuyện rất riêng. Nhiều người thú nhận trong bảo tàng tuổi thơ của họ luôn có sữa đặc Ông Thọ. Và sau này lớn lên, già đi giữa các loại sữa đặc khác, các loại sữa bột, sữa tươi khác họ vẫn thấy sữa đặc Ông Thọ là món sữa có mùi vị hảo hạng. Và như vậy nhãn hàng quốc dân năm ấy sau gần 50 năm vẫn là món "sữa đặc quốc dân".
Nicolas Appert (người Pháp) là cha đẻ sáng tạo ra món sữa đặc vào năm 1820. Và nó được theo chân người Pháp du nhập đến Việt Nam. Đến năm 1976, công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam (tiền thân của Vinamilk ngày nay) tiếp quản lại các nhà máy tại miền Nam và chuyên sản xuất sản phẩm này, biến sữa đặc Ông Thọ thành món đồ ăn uống không bao giờ bị lỗi thời.
Người ta đã coi là sản phẩm cầu nối thể hiện tình cảm, sự yêu thương ngay cả khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, người ta vẫn tặng nhau một thứ ngọt ngào theo cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Không đơn thuần là món đồ ăn, thức uống sữa Ông Thọ là tuổi thơ, là nhân chứng để mẹ kể cho con nghe về ngày xưa lúc thiếu thốn đủ bề thì sữa Ông Thọ là món khiến mẹ ngây ngất nhất. Ngày nay, có ngày mà cả ông bà, cha mẹ và con cùng ăn món bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ mà con vẫn rít rít khen ngon, còn cha mẹ và ông bà được dịp hồi tưởng về ngày xưa ấy với những kí ức ngọt ngào khó quên.
Người ta hay nói "bình thường như cân đường hộp sữa" dù chỉ là một cách nói cho vần, nhưng sự thực cái bình thường của hộp sữa Ông Thọ lại mang đến những giá trị vừa hữu hình vừa vô hình. Dư vị thơm ngọt quyến rũ từ thời bao cấp, sự hội nhập ẩm thực phương Tây và được làm mới tại Việt Nam, những dư âm ngọt ngào của tuổi thơ trong đó đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực không thể phai mờ - dù là hiện tại hay trong ký ức.
Sữa đặc Ông Thọ đồng hành cùng người Việt từ năm 1976 luôn hướng tới gìn giữ và tôn vinh những giá trị thuần Việt; là bí quyết mang đến những món ngon tinh tế, hấp dẫn như bánh mì chấm sữa truyền thống, caramel sánh mịn, cà ri thơm ngậy hay ly sữa nóng thơm ngon bổ dưỡng.
Sữa đặc Ông Thọ - Vị Ngon Cùng Năm Tháng!
Xem MV "Bảo tàng tuổi ther" tại đây.