30 tuổi phải biết 5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng nhất đời người nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này!

(Tổ Quốc) - Cần rất nhiều thời gian và kỷ luật để biết cách quản lý tài chính một cách khôn ngoan. Đó không phải là điều xảy ra trong một sớm một chiều. Có những người đến hết đời vẫn không thể học được cách quản lý tài chính, dẫn đến thất thoát nhiều tiền bạc.


Quy tắc quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần học hỏi. Biết cách sắp xếp và phân bổ tài chính sẽ giúp bạn sớm ổn định cuộc sống, tránh nhiều rủi ro bất ngờ. Học cách quản lý tài chính càng sớm, thì tài chính của bạn sẽ càng tốt và ổn định về lâu dài.

Dưới đây là 5 quy tắc tài chính quan trọng mà những người ở độ tuổi 30 không nên bỏ qua:

1. Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách

30 tuổi phải biết 5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng nhất đời người nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này! - Ảnh 1.

Luôn lập kế hoạch tài chính rõ ràng là một quy tắc quản lý tài chính mà ai cũng nên có. Hầu hết mọi người đều đã lên ý tưởng lập ngân sách và sử dụng một ứng dụng để theo dõi tài chính của họ từ khi còn ở tuổi 20. Tuy nhiên, rất ít người có thể bám sát vào ngân sách của mình.

Khi bước sang tuổi 30, đã đến lúc bạn cần phải phân bổ từng đồng tiền bạn kiếm được sẽ đi đâu về đâu.

Hãy dành ra một vài tháng để theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Giữ một cuốn sổ bên người để ghi lại các khoản thanh toán bằng tiền mặt, xem lại bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng. Liệt kê tất cả những mục tiêu của bạn (tiết kiệm, đầu tư...). Các danh mục như nhà ở, thực phẩm, tiện ích và tiền tiết kiệm nên được tính cẩn thận. Hãy lên kế hoạch, sau đó dự thảo ngân sách và bám sát nó.

Mục tiêu chung của việc lập ngân sách là biết tiền của bạn đang đi đâu để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

2. Tiết kiệm từ 10-20% thu nhập

Đây là một lời khuyên được khuyến khích bởi đại đa số các nhà hoạch định tài chính mà bạn cần ghi nhớ khi ở bước sang tuổi 30.

Hãy chia thu nhập hàng tháng của bạn ra 3 phần, bao gồm chi phí cố định, chi phí sinh hoạt và tiết kiệm. Dành ra 20% thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm. Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn tránh những tình huống rủi ro bất ngờ. Nếu thu nhập của bạn thấp, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm từ 10-15%, sau đó tăng dần mức tiết kiệm cho các tháng sau.

3. Các mục tiêu tài chính phải có tính thực tế

30 tuổi phải biết 5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng nhất đời người nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này! - Ảnh 2.

Hãy suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu tài chính mà bạn đặt ra. Hình dung độ tuổi mà bạn muốn đạt được những mục tiêu đó. Viết chúng ra và tìm cách biến chúng thành hiện thực.

Bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu viết chúng ra và lập một kế hoạch chi tiết và cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn muốn đi nghỉ ở Italy, hãy ngừng mơ mộng và lên kế hoạch cho chuyến đi. Tìm hiểu xem bạn sẽ tiêu tốn bao nhiêu cho kỳ nghỉ, sau đó tính xem bạn sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng. Kỳ nghỉ trong mơ của bạn có thể trở thành hiện thực trong một hoặc hai năm nếu bạn tiết kiệm và thực hiện đúng theo kế hoạch mà mình đã lập ra.

4. Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần

30 tuổi phải biết 5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng nhất đời người nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này! - Ảnh 3.

Ở tuổi 30, có nhiều người trở nên "tự mãn" về khoản nợ của mình, thậm chí coi nợ nần là chuyện bình thường.

Bất cứ ai trong chúng ta, đặc biệt là những người làm kinh doanh đều có những lúc phải vay nợ. Nhưng điều khác biệt là ở tư tưởng, cái nhìn của ta về nợ nần. Nếu không cảm thấy sợ nợ nần, rất khó để tập trung trả dứt nợ.

Có vô vàn phương pháp để xóa nợ, nhưng Debt Snowball (quả cầu tuyết) là phương pháp được nhiều chuyên gia tài chính cá nhân khuyến khích và được nhiều người áp dụng. Debt Snowball gợi ý bạn thanh toán nợ theo thứ tự từ bé đến lớn, giúp “giảm áp lực, tăng động lực” trong việc giải phóng hết những khoản nợ mà bạn có.

Bước 1: Liệt kê tất cả các khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất (không tính lãi suất). Ghi chú số tiền tối thiểu phải trả hàng tháng

Bước 2: Ưu tiên trả khoản nợ nhỏ nhất, đồng thời trả mức tối thiểu cho các khoản nợ còn lại

Bước 3: Khi trả dứt một món nợ, cộng dồn số tiền đã trả cho mục đó vào mục nhỏ nhất tiếp theo

Bước 4: Lặp lại các bước trên cho đến khi trả hết nợ

Việc trả hết nợ sẽ có tác động đáng kể đến tài chính cá nhân của bạn. Nó sẽ cho phép bạn mở rộng ngân sách và để dành thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm.

5. Lập một quỹ khẩn cấp

Với lối suy nghĩ “tùy cơ ứng biến” và “đến đâu hay đến đó”, nhiều người thường bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các tài khoản dự phòng cho những tình huống phát sinh khẩn cấp. Đến khi những tình huống rủi ro bất ngờ xảy ra, chẳng hạn như bệnh tật, thất nghiệp,... bạn không thể trở tay kịp và rơi vào bế tắc, thậm chí là nợ nần.

Nếu không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng bạn sẽ phải sử dụng đến tiền tiết kiệm hoặc thẻ tín dụng để thanh toán những chi phí phát sinh ngoài kế hoạch. Điều này dễ dẫn đến việc gây áp lực tài chính lên bản thân và gia đình.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, mỗi người nên có một quỹ khẩn cấp bằng 3-6 tháng lương tùy vào mức thu nhập. Số tiền này nên được cất riêng trong một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, khi cần là có thể rút ra ngay.

Theo BI


Thiên An

Tin mới