(Tổ Quốc) - Hợp đồng điện tử AMIS WeSign giúp tiết kiệm 90% thời gian và 85% chi phí so với hình thức ký kết truyền thống là một giải pháp chuyển đổi số nổi bật trong phiên khai mạc Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022.
Diễn đàn khai mạc sáng 25/05/2022 tại Hà Nội với chủ đề "Hợp lực Chuyển đổi số để phát triển kinh tế số" do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) tổ chức, thu hút sự tham gia của hàng ngàn quan khách trong và ngoài nước.
Đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Trọng Đường – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp nhấn mạnh, chuyển đổi số nhằm hướng tới Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số là mục tiêu của toàn bộ hệ thống chính trị. Để chuyển đổi số thành công và thuận lợi thì Việt Nam đang hoàn thiện thể chế số và điển hình là việc triển khai sửa đổi Luật Giao dịch điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao dịch điện tử trên không gian mạng, MISA đưa ra giải pháp chuyển đổi số trong công tác ký kết hợp đồng để giúp các doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí, qua đó tạo tiền đề phát triển kinh tế số.
Cụ thể, trong phần trình bày tham luận với chủ đề: "Chuyển đổi số trong công tác ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch thương mại, tiền đề để phát triển kinh tế số", ông Lê Hồng Quang - Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA đã chỉ ra rằng, ký kết hợp đồng theo phương thức truyền thống gây ra nhiều bất tiện, tốn kém cho doanh nghiệp.
Ông Lê Hồng Quang phân tích, ký hợp đồng giấy truyền thống gây tốn chi phí in ấn, chuyển phát nhanh và tốn nhiều thời gian để hoàn thành quy trình ký kết. Đối với hợp đồng giấy, để hoàn thiện việc ký kết cần từ 5-7 ngày hoặc thậm chí là 10 ngày nếu doanh nghiệp có nhiều cấp phê duyệt, ký kết. Đối với việc ký hợp đồng lao động, nhân sự của công ty sẽ tốn thời gian để theo dõi, hoàn tất thủ tục của hợp đồng, đồng thời người chịu trách nhiệm ký sẽ tốn thời gian để gặp và ký kết trực tiếp. Đối với việc ký hợp đồng vay vốn tại ngân hàng, khách hàng phải tới ngân hàng để thực hiện việc ký, lãnh đạo ngân hàng cũng phải có mặt để ký kết, hoặc phải gửi hồ sơ đến để ký kết gây nên nhiều bất tiện cho đôi bên. Một vấn đề khác đặt ra là trong và sau đại dịch COVID-19, quá trình chuyển phát bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa nên rất cần có một giải pháp ký kết tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu ký kết từ xa và tiết kiệm chi phí.
Để giải bài toán này, MISA đã nghiên cứu, phát triển phần mềm ký hợp đồng điện tử AMIS WeSign giúp tiết kiệm 90% thời gian và 85% chi phí so với hình thức cũ. Quy trình ký kết hợp đồng và các loại tài liệu của phần mềm AMIS WeSign được tự động hóa hoàn toàn ở các khâu tạo lập – trình ký – lưu trữ. Do đó, người dùng có thể ký tài liệu hàng loạt từ xa và ký mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều loại thiết bị bởi tài liệu được quản lý tập trung và phân quyền linh hoạt. Với những tính năng vượt trội đó, phần mềm này đã xuất sắc đạt giải thưởng Sao Khuê 2022 ở hạng mục "Các phần mềm, giải pháp mới".
Theo ông Lê Hồng Quang, Việt Nam hiện nay đang có hơn 800.000 doanh nghiệp. Nếu trung bình một doanh nghiệp phải thực hiện 1.000 hợp đồng/năm thì việc áp dụng giải pháp ký hợp đồng điện tử sẽ giúp tiết kiệm cho quốc gia khoảng 36.000 tỷ đồng.
Trước những lợi ích thiết thực đó, hợp đồng điện tử đã được đưa vào Quyết định số 411/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số với mục tiêu tới năm 2025 có ít nhất 80% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử và đến năm 2030 là 100% doanh nghiệp.
Với hợp đồng điện tử AMIS WeSign, người dùng có thể ký tài liệu mọi lúc, mọi nơi trên nhiều loại thiết bị
Với 28 năm kinh nghiệm triển khai giải pháp CNTT cho cho gần 250.000 khách hàng là đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cùng gần 2.5 triệu khách hàng cá nhân, MISA đã và đang đưa công cuộc chuyển đổi số quốc gia đi sâu hơn vào các ngành nghề, lĩnh vực thông qua những giải pháp chuyển đổi số ưu việt. Hợp đồng điện tử của MISA tự hào là một phần trong hành trình "hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số" của Việt Nam.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin về tính pháp lý của hợp đồng điện tử tại website MISA AMIS.
Ánh Dương