Ảnh hưởng của COVID-19 và cách thức đối phó với khủng hoảng cho các doanh nghiệp

(Tổ Quốc) - Covid-19 dự báo sẽ đưa đến những ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội toàn cầu. Để giúp doanh nghiệp thích nghi và bứt phá hậu khủng hoảng, Roland Berger khuyến nghị phương thức điều chỉnh vận hành 3 giai đoạn.

Ảnh hưởng của Covid-19 đối với kinh tế và xã hội

Tính tới thời điểm hiện tại, với hơn 3 triệu ca nhiễm tại hơn 210 quốc gia, Covid-19 được dự báo sẽ gây ra ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế và xã hội toàn cầu.

Ở tầm vĩ mô, Covid-19 thúc đẩy nhu cầu định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện tại đang quá lệ thuộc vào Trung Quốc, điển hình là ngành dược hiện có tới 50% khẩu trang sử dụng được sản xuất tại Trung Quốc. Việc này khiến nhiều nước gặp khó khăn trong việc ứng phó với Covid-19 do thiếu các trang thiết bị y tế cơ bản. Trong tương lai, chuỗi cung ứng sẽ đa dạng hóa hơn thay vì chỉ tập trung vào một quốc gia, các doanh nghiệp Việt đứng trước cơ hội hưởng lợi lớn từ sự thay đổi này. Ngoài ra, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc tự chủ về vật tư y tế để có thể ứng phó với đại dịch tiềm tàng khác, như chính phủ Đức sẽ rà soát kỹ việc bán các công nghệ y tế trọng yếu, hay chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc đầu tư thêm vào hệ thống y tế công trong tương lai.

Ở khía cạnh công nghệ, các kênh công nghệ số và các mô hình kinh doanh mới sẽ được sử dụng nhiều hơn, tạo điều kiện phát triển cho các lĩnh vực như y tế điện tử, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến và ngân hàng điện tử. Đồng nghĩa với việc mạng lưới viễn thông cần phải duy trì hoạt động cao một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Với sự trợ giúp của công nghệ, người lao động nhận thức được lợi ích của làm việc tại nhà, đưa đến tiềm năng phát triển cho các công việc cho phép làm việc từ xa trên thị trường lao động.

Từ góc độ khác, Covid-19 đã giúp con người hiểu rõ hơn về ảnh hưởng gây ra với môi trường. Điển hình trong thời gian cách ly, nhiều thành phố đã ghi nhận mức giảm thiểu ô nhiễm kỷ lục. Do đó, Covid-19 có thể mang đến cú huých để chính phủ và tổ chức xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế bền vững đi cùng với việc bảo vệ môi trường sống.

Cách thức để doanh nghiệp đối phó với dịch Covid-19

Với những thách thức và ảnh hưởng đó, để doanh nghiệp thích nghi với môi trường thách thức hiện tại và hậu khủng hoảng, Roland Berger khuyến nghị phương thức điều chỉnh vận hành 3 giai đoạn như sau.

Giai đoạn 1: Cắt giảm hoạt động và giảm thiểu chi phí

Việc cắt giảm có thể giúp tiết kiệm từ 50-70% chi phí để đảm bảo sinh tồn. Doanh nghiệp có thể cắt giảm một phần hoạt động do nhu cầu từ khách hàng chỉ suy giảm tạm thời, hay thiếu nguồn cung; hoặc chọn việc cắt giảm hoạt động toàn phần do không còn nhu cầu từ khách hàng, không có nguồn cung nguyên liệu hoặc ngừng hoạt động theo yêu cầu của chính phủ.

Ảnh hưởng của COVID-19 và cách thức đối phó với khủng hoảng cho các doanh nghiệp - Ảnh 1.

Việc cắt giảm này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, doanh nghiệp nên thành lập Đội ngũ phản ứng khủng hoảng để đảm bảo thực hiện tối ưu nhất. Đội ngũ này sẽ xây dựng phương án và lên kế hoạch cắt giảm vận hành phù hợp; gắn kết các phòng ban nhằm bảo đảm tối đa tính hiệu quả; và cuối cùng là theo dõi thị trường để nắm bắt thời điểm tái vận hành.

Giai đoạn 2: Duy trì trạng thái ngủ đông và bảo vệ chuỗi cung ứng

Trong quá trình ngủ đông, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự tồn tại của chuỗi cung ứng và các nhà cung cấp chiến lược. Việc này đòi hỏi hiểu rõ tình trạng của các đối tác trong chuỗi cung ứng, do đó Đội ngũ phản ứng phải liên tục cập nhật tình hình liên quan đến tài chính và hoạt động để phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn của đối tác nhằm xây dựng kế hoạch hỗ trợ kịp thời, ví dụ như cho vay hoặc thay đổi điều khoản thanh toán.

Giai đoạn 3: Tái khởi động và hồi phục

Một khi thị trường đưa đến các tín hiệu phục hồi ví dụ như số lượng đơn hàng tăng nhanh, hay các đối thủ cạnh tranh bắt đầu hoạt động lại, doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa vận hành quay lại quỹ đạo bình thường nhanh nhất có thể, Roland Berger khuyến nghị 4 bước tái khởi động vận hành doanh nghiệp chính như sau.

Ảnh hưởng của COVID-19 và cách thức đối phó với khủng hoảng cho các doanh nghiệp - Ảnh 2.

Để việc tái khởi động hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực (như nhân lực và nguyên liệu) ngay trong thời gian cắt giảm hoạt động và ngủ đông, cùng với đó là việc sử dụng các nguồn lực này một cách khoa học trong quá trình tái khởi động doanh nghiệp.

Thành lập năm 1967 tại Đức, Roland Berger là công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới với 52 văn phòng tại 35 quốc gia. Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn uy tín cho các tập đoàn tư nhân cũng như các tổ chức chính phủ trên toàn cầu, cùng với hỗ trợ triển khai chiến lược.

Công ty Roland Berger GmbH

Địa chỉ: Sederanger 1 - 80538 Munich - Đức

Phó Tổng giám đốc Roland Berger Singapore - Bùi Đào Thái Trường

Email: truong.bui@rolandberger.com

Phone: 65 6597 - 4567

Website: https://www.rolandberger.com/en/Persons/Truong.Bui.html

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Tân Hiệp Phát mang yêu thương đến hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Trung thu

Tân Hiệp Phát mang yêu thương đến hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Trung thu

(Tổ Quốc) - Là doanh nghiệp luôn đặt trẻ em làm trọng tâm trong công tác phụng sự xã hội, nhân dịp Trung thu, Tân Hiệp Phát đã dành hàng ngàn phần quà ý nghĩa, thiết thực trao tặng cho trẻ em có khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như các tỉnh thành trên cả nước.
Tin mới