Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, số tiền của người dân bị kẻ gian chiếm đoạt trên không gian mạng lên tới hơn 4.000 tỷ đồng. Để đảm bảo an toàn cho người dùng, việc cập nhật sinh trắc học trên mọi nền tảng tài chính số là cấp thiết.
Dừng giao dịch online nếu không xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025
Con số hơn 4.000 tỷ đồng tương đương bằng 94% số tiền lừa đảo trong cả năm 2023 đã cho thấy phần nào tính chất phức tạp, tinh vi ngày càng gia tăng của các vụ chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong thời gian gần đây. Các cách thức lừa đảo người dân thường gặp có thể kể đến việc các đối tượng liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,... ) để gửi đường link lạ xâm nhập vào điện thoại từ xa; Lập tài khoản ảo gây nhầm lẫn như "nhân viên ngân hàng", "hỗ trợ khách hàng"... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng, đề nghị liên hệ riêng (inbox) nhằm dẫn dụ, lừa đảo lấy thông tin của khách hàng; Đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại…Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách.
Trước thực tế này, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định số 2345 với điều khoản từ ngày 1/7/2024 yêu cầu các giao dịch trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học khuôn mặt nhằm hạn chế tối đa các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản online. Việc triển khai nhanh chóng quyết định 2345 trên toàn hệ thống tài chính đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Số liệu của Vụ thanh toán cho thấy, tính đến giữa tháng 8/2024 cả nước có khoảng 38 triệu tài khoản ngân hàng được thu thập dữ liệu sinh trắc học đối chiếu với dữ liệu, trong đó có gần 4 triệu ví điện tử. 700 vụ việc gian lận được ghi nhận, giảm 50% so với trung bình của 7 tháng đầu năm 2024. Ngoài ra, số lượng tài khoản liên quan đến lừa đảo, gian lận được sử dụng trong tháng 8 chỉ còn khoảng 682 tài khoản, giảm khoảng 72% so với số lượng trung bình 7 tháng đầu năm 2024.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định 2345 áp dụng từ ngày 1/7/2024, các thông tư hướng dẫn số 17, 18 cũng triển khai giai đoạn tiếp theo xoay quanh cột mốc ngày 1/1/2025. Điểm mới của các thông tư là từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng không cung cấp dữ liệu sinh trắc học, hoặc dữ liệu qua đối chiếu không khớp thì tài khoản hiện có của khách hàng đó sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử. Trước đó vào ngày 1/7 khi các ngân hàng vừa triển khai quyết định 2345 đã có tình trạng người dân phải xếp hàng dài tại các điểm giao dịch do dịch vụ online bị gián đoạn, thậm chí có trường hợp app ngân hàng không thực hiện được giao dịch trong gần 48 giờ… ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh tình trạng trên, người dân cần sớm cập nhật sinh trắc học để không bị gián đoạn các giao dịch online.
Cần xác thực sinh trắc học sớm tại Viettel Money
Trước các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, hệ sinh thái số Viettel Money đã nhanh chóng triển khai xác thực sinh trắc học đến hàng triệu khách hàng nhằm nâng cao bảo mật, đảm bảo môi trường giao dịch số minh bạch, an toàn cho người dùng. "Khách hàng có thể lựa chọn cập nhật sinh trắc học tại hàng trăm nghìn điểm giao dịch khắp cả nước của Viettel hoặc thực hiện trên ứng dụng Viettel Money trước ngày 1/1/2025 để tránh tình trạng gián đoạn khi thực hiện giao dịch/thanh toán trực tuyến. Chỉ cần chuẩn bị Căn cước công dân gắn chip và thao tác đơn giản trên điện thoại, khách hàng đã có thể nhanh chóng hoàn thiện cập nhật sinh trắc học, giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản trong các giao dịch tương lai", đại diện Viettel Money cho biết.
Các bước cập nhật thông tin sinh trắc học trên app Viettel Money
Theo các chuyên gia Viettel, trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng hoạt động tinh vi, việc chỉ sử dụng mật khẩu để xác thực hiện nay đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu bảo mật khi giao dịch trực tuyến của khách hàng. Việc nhanh chóng cập nhật sinh trắc học trước "giờ G"đảm bảo độ an toàn cao sẽ giúp người dùng an tâm khi thực hiện các giao dịch chuyển/nạp/rút tiền, thanh toán trực tuyến.
Được biết, trước khi bổ sung ứng dụng sinh trắc học, Viettel Money đã áp dụng nhiều công nghệ bảo mật thông tin tối ưu, đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như Chứng nhận ISO 27001:2013 về hệ thống quản lý an toàn thông tin, nhận diện rủi ro và thiết lập quy trình bảo vệ thông tin toàn diện; Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS phiên bản 3.2.1, cấp độ level 2 về bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán… Cùng với đó, việc tạo nên một hàng rào nhiều lớp bảo mật cho khách hàng cũng được Viettel Money chú trọng khi giới thiệu sản phẩm bảo hiểm an ninh mạng đến người dùng. Theo đó chỉ từ 3.000 đồng/tháng khách hàng có thể nhận được quyền lợi bảo hiểm 50 triệu đồng/năm khi giao dịch trên hệ sinh thái tài chính số Viettel Money .
"Việc người dân dễ bị lừa đảo là bởi chưa cập nhật nội dung thông tư 17, 18, chưa ý thức được tầm quan trọng của xác thực sinh trắc học đến việc bảo vệ an toàn cho các tài khoản thanh toán. Cho đến khi nhiều sự vụ bị phanh phui và đưa lên truyền thông, nhiều người mới đổ xô đến các quầy giao dịch để được hỗ trợ, gây nên tình trạng phải chờ đợi. Vì vậy cần tranh thủ, chủ động cập nhật sinh trắc học sớm trên Viettel Money trước thời điểm 1/1/2025", đại diện Viettel Money tư vấn.
Viettel Money - Hệ sinh thái tài chính số toàn diện
Viettel Money cung cấp sản phẩm, dịch vụ số giúp người dùng tối ưu hóa cuộc sống với những giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Cùng các dịch vụ tài chính bảo hiểm, đầu tư, vay vốn…, Viettel Money cho phép người dùng chuyển nhận tiền miễn phí mọi lúc mọi nơi giữa các số điện thoại, số tài tài khoản liên ngân hàng và giao nhận tận tay khách hàng. Thông qua hệ thống hàng nghìn điểm giao dịch toàn quốc, việc thanh toán hiện trở nên dễ dàng, tiện lợi với Viettel Money.