(Tổ Quốc) - Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hoá cộng với quỹ đất còn dồi dào khả năng sinh lời cao ... các tỉnh vùng Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng…cũng không nằm ngoài đích nhắm của các doanh nghiệp và giới đầu tư BĐS.
Theo đơn vị này, trước tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các đô thị lớn ngày càng khan hiếm, giá đất ngày càng tăng cao, sự quá tải hạ tầng xã hội ngày một trầm trọng, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng đầu tư về các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế.
Sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hoá cộng với quỹ đất còn dồi dào khả năng sinh lời cao ...các Tỉnh vùng Tây Nguyên cũng không nằm ngoài đích nhắm của các doanh nghiệp và giới đầu tư BĐS.
Thị trường BĐS Tây Nguyên đã thực sự sôi động khi xuất hiện những tổ hợp khu đô thị được đầu tư và quy hoạch bài bản, đáp ứng đúng, trúng thị hiếu của thị trường. Thống kê từ một số sàn giao dịch quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường bất động sản Tây Nguyên với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 - 80%.
Trong đó, theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, dòng sản phẩm BĐS cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại, gồm công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí... luôn nằm trong giỏ hàng "đắt" khách. Mức giá gia tăng của dòng sản phẩm này cũng duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020, bước sang 2021.
Tìm hiểu được biết, thời gian gần đây, hàng loạt dự án quy mô được triển khai rầm rộ trở lại đang góp phần "hâm nóng" thị trường BĐS Tây Nguyên. Có thể kể đến như FLC Hilltop có quy mô 90 căn shophouse do Asian Holding phân phối. Ngoài ra, FLC cũng đã và đang đầu tư nhiều dự án khác ở khu vực này như FLC Hilltop Gia Lai, FLC Legacy Kontum được triển khai từ cuối năm 2019.
Hàng loạt chủ đầu tư uy tín khác cũng tìm đến khu vực Tây Nguyên để đầu tư, tại Buôn Ma Thuột, Pleiku, Kon Tum… được xem là điểm đến mới hấp dẫn các nhà đầu tư, nhờ sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án bất động sản quy mô đến từ thương hiệu như FLC, Vingroup, Capital House…
Khoảng vài năm trở lại đây, Tây Nguyên trở thành khu vực mới nổi được giới đầu tư địa ốc săn đón nhờ sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, đặc biệt là quỹ đất rộng lớn chưa được khai thác xứng tầm.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đồng thời, năm 2030, toàn Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới.
Đáng chú ý, hàng loạt cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng được đẩy mạnh đầu tư tại nhiều tỉnh thành Tây Nguyên cũng tạo động lực lớn thu hút nhà đầu tư bất động sản. Như trong năm 2020, Gia Lai sẽ tiếp tục triển khai hoàn thiện và khởi công xây dựng 13 dự án giao thông trọng điểm, Kon Tum đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc xây dựng cầu đường, phát triển giao thông nhằm đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020.
Hay mới đây, Đắk Lắk và Gia Lai cũng đã đề xuất lên Chính phủ về dự án xây tuyến cao tốc đầu tiên nối Tây Nguyên với đồng bằng, cụ thể là tuyến cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa và tuyến Gia Lai - Bình Định.
Những nghịch lý trên thị trường bất động sản năm 2020
Hạ Vy