(Tổ Quốc) - Tính đến nay, Việt Nam được hơn 143 nước trên thế giới rót tiền đầu tư. Cùng với đó, một nước láng giềng rót 24,06 tỷ USD, xếp thứ 6 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/04/2023, cả nước có 37.065 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 445,87 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt hơn 279,8 tỷ USD, bằng gần 62,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 265,5 tỷ USD (chiếm 59,6% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản với hơn 67 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư)
Tính đến này, đã có 143 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam. các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 265,5 tỷ USD (chiếm 59,6% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản với hơn 67 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư)
Cùng với đó, 3 nước láng giềng trên đất liền Campuchia, Lào và Trung Quốc liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Cụ thể, lũy kế tổng vốn đầu tư từ Campuchia, Lào và Trung Quốc vào Việt Nam đạt lần lượt là 69,43 triệu USD; 71,11 triệu USD và 24,06 tỷ USD. Như vậy, 3 nước láng giềng rót khoảng 24,2 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam tính đến tháng 4/2023.
Tính đến 20/4/2023, lũy kế tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 24,06 tỷ USD với tổng 3.687 dự án. Với số vốn này, Trung Quốc hiện xếp thứ 6 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Trên thực tế, FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào liên doanh liên kết, góp vốn bằng tiền hoặc công nghệ, máy móc ở trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đủ mọi lĩnh vực. Các dòng vốn của Trung Quốc đổ vào nhiều lĩnh vực, điển hình như dệt may, da giày, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản...
Những năm gần đây, vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể, liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn. Nếu như các giai đoạn trước dòng vốn của Trung Quốc chỉ tập trung vào các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ là chủ yếu, thì thời gian gần đây đã có sự chuyển dịch mạnh, thay đổi đáng kể trong lĩnh vực đầu tư.
Bên cạnh đó, tính đến nay, lũy kế tổng vốn đầu tư từ Lào vào Việt Nam đạt 71,11 triệu USD với tổng 10 dự án. Với số vốn này, Lào hiện xếp thứ 53 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Lũy kế tổng vốn đầu tư từ Campuchia vào Việt Nam đạt 69,43 triệu USD với tổng 29 dự án. Với số vốn này, Lào hiện xếp thứ 54 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam Trên thực tế, các dự án của Lào và Campuchia đầu tư vào Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ.
Minh Tiến