Cần một hiệp hội chính thức để đưa ngành F&B bứt tốc hậu Covid-19

(Tổ Quốc) - Người làm F&B tại Việt Nam bắt đầu có tư duy kinh doanh rõ ràng hơn, không còn thích thì ra kinh doanh như trước, đây cũng có thể coi là tín hiệu tốt. Dự kiến giữa năm 2023, ngành F&B sẽ có thể trở về với doanh số như đầu năm 2020.

Covid-19 tác động thế nào tới ngành F&B?

Trong tọa đàm "Bứt tốc ngành F&B hậu Covid-19" do iPOS.vn và ngân hàng Kbank tổ chức ngày 11/5/2022, bà Nguyễn Trúc Chi, CEO Green F&B nhận định ngành F&B dù bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng đã kịp thời thích nghi tốt với thời cuộc. Tuy nhiên, thách thức đặt ra tại điều kiện bình thường mới, doanh nghiệp gần như cạn kiệt nguồn vốn để trụ vững và giữ được đội ngũ nhân sự.

Song, đó cũng chính là cơ hội của những nhà đầu tư mới, họ có thể mua lại cổ phần doanh nghiệp với giá rẻ nhất, hoặc thuê lại những mặt bằng đẹp với giá mềm hơn so với trước kia.

Với diễn viên Lan Phương – CEO Lalina Kids Café, thói quen ăn ngoài và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm trong thời gian qua, hay lo ngại có thêm một biến chủng mới cũng luôn thường trực trong các kịch bản mà bà cùng các cộng sự phác thảo, tuy vậy bà nhấn mạnh rằng, bất kỳ doanh nghiệp F&B nào cũng đã thích nghi tốt hơn, và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ khó khăn không lường trước sắp tới.

Đồng quan điểm với 2 diễn giả, ông Vũ Thanh Hùng – CEO iPOS.vn cũng nhấn mạnh vào thói quen dịch chuyển tiêu dùng sang kênh trực tuyến. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của một doanh nghiệp công nghệ, ông Hùng nhận định:

"Cần phải biến công nghệ đơn giản nhất có thể, sao cho việc áp dụng trở nên dễ dàng hơn cho tất cả khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn lực cũng cần phân bổ hợp lý, như kênh này bán món nào, kênh tự bán sẽ truyền thông ra sao,… việc phân bổ như vậy giúp cho doanh nghiệp duy trì và sống sót trong đợt dịch".

Cần một hiệp hội chính thức để đưa ngành F&B bứt tốc hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Vũ Thanh Hùng - CEO iPOS.vn

Cả 3 diễn giả đồng quan điểm rằng, các nhóm khách hàng thu nhập cao không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch, và thậm chí còn có xu hướng tăng lên, để bù đắp cho những ngày tháng "bó chân" tại nhà. Nhóm khách hàng thu nhập trung bình gặp nhiều ảnh hưởng hơn về tài chính cá nhân, tuy vậy lại có xu hướng sử dụng dịch vụ giải trí mạnh hơn trong tương lai, do khối lượng công việc sau dịch của nhóm khách này có phần quá tải.

Điểm yếu lớn nhất của ngành F&B là không có một hiệp hội chính thức

Tại tọa đàm, bà Trúc Chi nhận định điểm yếu lớn nhất của ngành F&B là không có một hiệp hội chính thức.

"Có những hiệp hội nhỏ như hội Bartender Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam,… nhưng chưa có hiệp hội chính thức nào dành cho chủ nhà hàng, café cả. Hơn nữa, pháp lý kinh doanh của doanh nghiệp ngành này cũng vô cùng đa dạng, từ hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH, công ty Cổ phần, thậm chí nhiều người chủ còn không đăng ký kinh doanh, dẫn đến sự khó khăn trong quản lý và sự trợ giúp từ chính phủ" – bà nói.

Cần một hiệp hội chính thức để đưa ngành F&B bứt tốc hậu Covid-19 - Ảnh 2.

Diễn giả Trúc Chi - CEO Green F&B

Theo đó, nhiều mô hình kinh doanh chưa có kế hoạch và hạch toán tài chính cụ thể, cũng khó có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay từ Ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp F&B vừa và nhỏ hiện tại vẫn huy động vốn từ người thân và bạn bè, hoặc vay ngân hàng theo hình thức tiêu dùng cá nhân, chứ không từ hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, tương lai của ngành F&B vẫn được đánh giá là rất tích cực trong giai đoạn tới. Ông Vũ Thanh Hùng cho rằng yếu tố chuyển đổi số ngành này đã trở thành tiêu chuẩn cho bất kỳ nhà hàng mở mới nào, như hệ thống máy tính tiền, kiểm tra báo cáo real-time đưa trải nghiệm tới khách hàng mạnh mẽ hơn, giúp doanh nghiệp phát triển thêm nhiều nguồn doanh thu. Ông dự đoán nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023 sẽ là sự bùng nổ và phát triển rất mạnh mẽ.

Với diễn giả Trúc Chi, bà đánh giá người làm F&B tại Việt Nam bắt đầu có tư duy kinh doanh rõ ràng hơn, không còn thích thì ra kinh doanh như trước, đây cũng có thể coi là tín hiệu tốt. Theo bà nhận định, giữa năm 2023, ngành F&B sẽ trở về với doanh số như đầu năm 2020.

PV

Tin Cùng Chuyên Mục
Thăm lại cây cầu làm đổi đời cho bản làng nghèo bên suối Tình yêu

Thăm lại cây cầu làm đổi đời cho bản làng nghèo bên suối Tình yêu

(Tổ Quốc) - Cầu giúp trẻ đi học, kể cả khi lũ về. Cầu đưa người già đến viện kịp thời. Có cầu, bà con bán trâu bò lợn gà, cây keo, cây mỡ… được giá cao hơn; mua vật liệu xây nhà, phân bón giá lại rẻ hơn vì đỡ phí vận chuyển. Cây cầu mang tên Vì Tầm Vóc Việt thực sự đã giúp bà con dân bản đổi đời…
Tin mới