(Tổ Quốc) - Nếu cảm thấy không gian sống tù túng chật hẹp, bạn có thể cân nhắc kiểu thiết kế này để "thay áo mới" cho ngôi nhà của mình.
Trong nhịp sống bộn bề như hiện tại, việc kỷ luật giúp chúng ta sắp xếp các công việc và quản lý cuộc sống hiệu quả hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể duy trì kỷ luật vì nó không chỉ phụ thuộc vào thái độ sống của mỗi người mà còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt.
Trong kiến trúc, tính kỷ luật ảnh hưởng rất nhiều đến bố cục và hình ảnh của không gian. Ngôi nhà dưới đây chính là một ví dụ điển hình.
Trên thực tế, có thể thấy chủ nhân của ngôi nhà đã dành khá nhiều tâm huyết để chăm chút cho không gian sống. Mặc dù ngôi nhà đã có tuổi đời 22 năm nhưng tổng thể vẫn có chất lượng khá tốt.
Tuy nhiên do lượng đồ đạc ngày một tăng lên, gia chủ quyết định cải tạo không gian để mở rộng không gian sống cũng như giảm thời gian sắp xếp, dọn dẹp. Ngôi nhà nằm ở Thượng Hải (Trung Quốc), diện tích 168m2, có ba phòng ngủ, hai sảnh và hai phòng vệ sinh. Đây là không gian sống của gia đình 3 người và dự tính sẽ đón thêm ông bà.
Nhìn từ góc độ của kiểu nhà nguyên bản, tổng thể tương đối vuông vắn, nhưng lại có vấn đề nghiêm trọng là phân bổ diện tích chưa hợp lý. Ví dụ, nhà bếp quá nhỏ, phòng ngủ chính quá rộng thiếu sự lưu thông.
Kết hợp với nhu cầu của chủ sở hữu và các vấn đề không gian hiện có, nhà thiết kế quyết định chuyển đổi bố cục như sau.
1. Nhà bếp mở rộng đến phòng ăn và ban công nhỏ bên ngoài, áp dụng thiết kế mở.
2. Dỡ bỏ bức tường ngăn ở bên trái cửa ra vào, và tận dụng diện tích của một số phòng dành cho người già để làm kho chứa đồ. Đồng thời, tủ có thiết kế hai mặt đáp ứng nhu cầu lưu trữ của các hộ gia đình.
3. Phòng tắm thứ hai mở rộng đến nhà bếp, không gian được chia thành hai, mở rộng phòng tắm độc lập và khu vực dọn phòng.
4. Cửa của phòng trẻ em được thay đổi từ bức tường sofa để giảm bớt sự chật chội của đường di chuyển và nâng cao hiệu suất sử dụng không gian.
5. Phòng ngủ chính được chia làm hai, và một phòng làm việc được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của văn phòng độc lập. Đồng thời, phòng tắm chính được chia thành ba, mở rộng ra hai nhà vệ sinh và khu vực thay đồ.
Sau một thời gian cải tạo, ngôi nhà đã được thay đổi diện mạo hoàn toàn:
Lối vào
Lối vào nhà dẫn trực tiếp đến phòng khách, tuy không có lối đi độc lập nhưng thiết kế tích hợp có thể giúp tầm nhìn trở nên thông thoáng và rộng mở hơn. Thay vì để lại một khoảng trắng lớn trên tường, nhà thiết kế lựa chọn kiểu dáng bàn ăn bằng gỗ vừa để trang trí đồng thời có giá trị sử dụng.
Khi bức tường ngăn phía bên trái cửa ra vào bị dỡ bỏ, một bộ tủ hai bên được thiết kế và giữ thẳng với bức tường để đáp ứng nhu cầu lưu trữ của cả gia đình.
Phòng khách nhìn về phía phòng ăn, không gian có vẻ "trống trải" nhưng thực chất lại có khả năng lưu trữ vượt trội.
Phòng khách
Phòng khách cũng lấy không gian trắng làm chủ đạo, kết hợp với thiết kế đèn chính phía trên trông sạch sẽ và cao cấp. Khi diện tích phòng khách vừa đủ, sofa được kê cách xa tường, thiết kế tủ sát tường cũng giúp không gian linh hoạt và tự do.
Ban công hướng nam nguyên bản hoàn toàn kết hợp vào bên trong, không có cấu tạo dư thừa, chỉ kê thêm một chiếc ghế sô pha và lắp thêm bộ rèm cửa.
Do cạnh cửa ban công có vách ngăn không thể tháo ra được nên chủ nhà chọn một bộ tủ để tổng thể hài hòa hơn và liên kết với tủ tivi.
Nhà bếp
Không gian nhà bếp ban đầu không lớn. Khi cấu trúc được quy hoạch lại và áp dụng thiết kế mở, tủ được mở rộng đến phòng ăn. Bằng cách này, ngoài việc tăng tính hữu dụng, không gian bếp còn trở nên thoáng hơn.
Nội thất phòng bếp chủ yếu vẫn sử dụng gam màu trắng, toàn bộ không gian có đủ ánh sáng và tối ưu hóa môi trường thông gió. Bên cạnh đó, cách bố trí tủ hình chữ U cũng tận dụng được tối đa diện tích không gian.
Khu vực vệ sinh
Khu vực vệ sinh được mở rộng từ khu vực phòng tắm ban đầu. Sự thay đổi này không chỉ giúp thuận tiện hơn mà còn khiến không gian sống gọn gàng, ngăn nắp hơn. Đồng thời, thiết kế tủ chậu và tủ gương âm tường còn giải quyết được nhu cầu lưu trữ hàng ngày.
Phòng tắm
Một phần khác của phòng tắm thứ 2 đã được thay đổi thành một phòng tắm riêng biệt. Bức tường ngăn giữa khu vực này và nhà bếp được thay đổi bằng kính đóng vai trò thu hút ánh sáng.
Phòng học
Phòng ngủ chính
Đến với phòng ngủ, màu chủ đạo vẫn là trắng, nhưng thiết kế vách ngăn sóng cho đầu giường cũng làm tăng thêm sự đẳng cấp cho không gian. Bệ cửa sổ lồi ở góc quá khổ, được ốp bằng đá cẩm thạch, mở rộng góc thư giãn cho chủ nhân.
Khu vực thay đồ
Khu vực thay đồ độc lập được chia thành ba phần từ phòng tắm chính, đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Sau cánh cửa bên hông là một phòng vệ sinh riêng biệt.
Phòng ngủ cho ông bà
Phòng dành cho người cao tuổi được kết hợp với ban công bên ngoài để tăng cảm giác thoáng đáng. Đồng thời, việc có cửa số lớn còn tăng cường vượng khí không gian, giúp giấc ngủ và nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Phòng trẻ em
Sau cánh cửa trên vách sô pha là phòng trẻ em riêng tư. Không gian sử dụng bố cục tatami, đảm bảo cả chức năng và dung lượng lưu trữ.
Theo 163
Thùy Anh