Năm 2022, Techcombank tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế 25.568 tỷ đồng nhờ thu nhập từ lãi và từ phí đều tăng. Đáng chú ý, cho vay cá nhân chiếm gần 54% tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank, còn lại là khách hàng doanh nghiệp 194 nghìn tỷ đồng và trái phiếu doanh nghiệp 41 nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả tài chính của Techcombank, cho vay khách hàng cá nhân đạt 227 nghìn tỷ vào cuối năm 2022, tăng trưởng 40%, giúp ngân hàng đa dạng hóa rủi ro và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.
Đáng chú ý, cho vay cá nhân hiện chiếm gần 54% tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank, còn lại là khách hàng doanh nghiệp 194 nghìn tỷ đồng, và trái phiếu doanh nghiệp 41 nghìn tỷ đồng.
Luôn đề cao mô hình tăng trưởng bền vững, trong nhiều năm qua, khẩu vị rủi ro của Techcombank là thận trọng và chắc chắn. Do đó, trước những diễn biến thách thức của thị trường năm 2022, Techcombank đã chủ động giảm tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gần 10% xuống còn 125 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp kinh doanh bất động, sản trên tổng dư nợ trong lĩnh vực bất động sản cũng giảm từ 52% (2021) xuống 39% năm 2022.
Dữ liệu từ ngân hàng cho thấy, trong số 57 dự án đang được tài trợ tín dụng từ 300 tỷ đồng tại Techcombank có 11 dự án đã bàn giao và đi vào sử dụng.
Còn lại 46 dự án được Techcombank cho vay đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển. Tất cả các dự án này đều có quy hoạch 1/500 và được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Với các khoản cho vay doanh nghiệp, Techcombank đã lựa chọn đối tác là các nhà phát triển bất động sản có tiềm lực mạnh, chủ động quản lý dòng tiền theo chuỗi giá trị từ chủ đầu tư đến người mua cuối cùng, giúp ngân hàng nắm rõ khi nào khách hàng có dòng tiền về và trả nợ được bao nhiêu.
Năm 2022, Techcombank đã tăng trưởng mạnh tỷ trọng cho vay cá nhân mua nhà, đạt hơn 190 nghìn tỷ đồng, chiếm đến 60% dư nợ tín dụng. Các khoản cho vay tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao, đồng thời, phần lớn khoản vay cá nhân mua nhà đều có tài sản thế chấp giá trị cao, dẫn đến rủi ro nợ xấu ở mức thấp.
Giải pháp tín dụng này giúp ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro phát sinh đối với nguồn trả nợ của khách hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài chính, quản lý rủi ro và mang lại lợi nhuận bền vững cho chính khách hàng.
Trong 2 năm 2021 và 2022, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản ở mức 0,01%, minh chứng cho chiến lược quản trị rủi ro bền vững của Techcombank.
Mặc dù vậy, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, bất động sản cũng là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng do tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nhà ở chỉ 5%. Techcombank có nhiều cơ hội để phát triển mạnh ở mảng này, bên cạnh việc đa dạng hóa các mảng cho vay khác.
"Điều quan trọng là Techcombank luôn đồng hành cùng khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng cũng liên tục đưa ra các kịch bản của nền kinh tế về lãi suất, thanh khoản, những ảnh hưởng toàn cầu, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời", ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính doanh nghiệp Techcombank cho biết.