Với sự thúc đẩy của dịch Covid-19, các ngân hàng đã buộc phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của mình và những ngân hàng đầu tư một cách thực chất đều đã thu được trái ngọt. Không những thế, về lâu dài, chiến lược chuyển đổi số sẽ mang đến cho các ngân hàng nhiều lợi ích hơn nữa.
Chuyển đổi số giúp ngân hàng trở nên thông dụng đến từng ngõ ngách
Cô Như đã bán hàng rong ở Hà Nội được gần 20 năm. Bươn chải qua đủ thứ mặt hàng, rồi quyết định bám trụ với thể loại bán từng túi nhỏ các loại hoa quả cắt gọt sẵn theo mùa đã 3 năm nay, cô Như chọn các tòa nhà văn phòng lớn là nơi dừng chân mỗi buổi trưa các ngày trong tuần.
Tờ giấy in QR code số tài khoản cá nhân được cô Như đặt thường trực trên mẹt hoa quả, khách quen đi chỉ cần nhón tay chọn túi hoa quả mình thích rồi giơ điện thoại quét QR và thao tác trong 3 giây là hoàn tất quá trình mua – bán. "Trả tiền kiểu này tiện lắm cháu ạ", cô Như hồ hởi cho biết, "ngày xưa trước mỗi buổi bán cô phải chuẩn bị cả đống tiền lẻ các loại, nhiều lúc gặp phải 2-3 khách trả tờ 500.000 đồng mà chạy khắp nơi không đổi đủ tiền trả lại cho khách, thế là lại phải cho khách nợ hoặc đành khất không dám bán hàng. Giờ có cái này thì nhàn lắm rồi", cô chỉ vào tờ QR code cười tươi rói.
Cũng giống như cô Như, hàng loạt hàng quán xung quanh các tòa nhà văn phòng lớn, đều chuẩn bị sẵn "tờ giấy QR code" để phục vụ khách hàng, họ đều cảm thấy việc thanh toán này vừa nhanh, vừa tiện, thậm chí có người còn chuẩn bị đến 3-4 tờ của các ngân hàng khác nhau để phục vụ khách mua hàng.
Và cứ thế, quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng đã được người dân thẩm thấu đến từng ngõ ngách nhỏ.
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa"
Chuyển đổi số không phải một khái niệm mới. So với những ngành kinh doanh khác, giới ngân hàng đã tiếp cận với thuật ngữ này từ rất sớm. Tuy nhiên, quá trình này đang được coi là ưu tiên hàng đầu. Thậm chí, chuyển đổi số còn được đẩy nhanh hơn nhờ "chất xúc tác" Covid-19, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của chính những khách hàng khi thói quen tiêu dùng thay đổi.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tỷ lệ người Việt Nam dùng Mobile banking và Internet banking ở thời điểm quý IV/2018 lần lượt là 22% và 28%. Gần ba năm sau, quý III/2021 - thời điểm đại dịch Covid-19, tỷ lệ này đã tăng lên 68% và 75%. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Nielsen trong năm 2021 cũng cho thấy, gần 40% người tiêu dùng tại Việt Nam đang dùng ngân hàng số cho biết họ sẽ sử dụng thường xuyên hơn ngay cả khi Covid-19 được kiểm soát.
Thu Hằng, nhân viên văn phòng 25 tuổi tại Hà Nội, không nhớ lần cuối cùng cô bước vào các trung tâm thương mại là khi nào. Tự nhận mình là một tín đồ mua sắm và du lịch, từng mất cả ngày lang thang đi "shopping" dọc các tuyến phố lớn của Hà Nội. Nhưng giờ đây, "siêu thị" của Hằng chỉ gói gọn bằng chiếc điện thoại và cái laptop.
Sự thay đổi này một phần vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, nhưng nguyên nhân lớn hơn đến từ thay đổi trong cấu trúc thị trường bán lẻ, với sự vươn lên của các nền tảng trực tuyến. Hàng hóa phong phú, đa dạng của các nền tảng thương mại điện tử, và đặc biệt là sự tiện lợi trong thanh toán trực tuyến từ ứng dụng ngân hàng, ví điện tử giúp Thu Hằng giải quyết gần như 100% nhu cầu mà không cần phải bước ra ngoài.
Tích cực thay đổi để chiếm lĩnh thị phần
Trên ứng dụng VPBank NEO của Hằng, cô có thể nhanh chóng liên kết với 16 ví điện tử lớn nhất, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu thanh toán trên các nền tảng thương mại điện tử, các ứng dụng khác nhau.
Ứng dụng của VPBank còn giúp Hằng thanh toán vé máy bay, khách sạn, tham gia các gói tiết kiệm linh hoạt, các giải pháp đầu tư mới, kể cả thanh toán các chi phí sinh hoạt định kỳ. "Chỉ với một ứng dụng ngân hàng, mọi nhu cầu đã được giải quyết chỉ trong chớp mắt", Hằng nói.
Tuy nhiên, thị trường ngân hàng đang trong giai đoạn mà tổ chức nào có khả năng dẫn dắt khách hàng đến với những dịch vụ số hóa mới nhất, tiên tiến nhất trước thì sẽ dành được thị phần cao hơn.
Người tiêu dùng tìm kiếm công nghệ thông minh, an toàn hơn vì thế các ngân hàng cũng phải thay đổi tương tự. Thói quen và hành vi tài chính của khách hàng biến đổi từng ngày, vì vậy ngân hàng càng phải đổi mới nhanh hơn.
Ví dụ vấn đề thanh toán, trước đây, việc thanh toán trực tuyến, dù số tiền nhỏ, cũng đòi hỏi các bước bảo mật như xác nhận mã OTP, Token. Tuy nhiên, hiện nay, quá trình này được xử lý nhanh hơn nhờ các phương thức bảo mật sẵn có từ điện thoại thông minh.
Người tiêu dùng không muốn "chung thủy", bài toán khó cho ngân hàng
Thu Hằng cho biết, dùng VPBank NEO cô có thể chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dưới 5 triệu đồng mà không cần phải nhập mã OTP hay mã pin mà xác thực bằng sinh trắc học (Face ID hoặc vân tay).
Theo Hằng, khách hàng giờ không còn là một người dùng "chung thủy", đặc biệt là nhóm khách hàng Millenials và Gen Z. Họ luôn đòi hỏi những giải pháp thông minh hơn, nhanh hơn, cá nhân hóa hơn những cũng phải an toàn.
"Khách hàng đổi ngân hàng giờ không còn là một trở ngại, nên việc chậm chân trong thay đổi chính là bị bỏ lại trong cuộc đua này", Thu Hằng nói.
Trong vài năm trở lại đây, VPBank là một trong những ngân hàng dẫn đầu về chuyển đổi số trong hoạt động. Nhà băng này đã thực hiện một chiến lược toàn diện, đưa các dịch vụ, sản phẩm tài chính của ngân hàng lên các kênh số hóa, thậm chí cả dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện tại, 100% sản phẩm và dịch vụ của VPBank đều có thể được cung ứng qua các kênh số hóa để trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Đối với khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc mở tài khoản trực tuyến qua các app ngân hàng như VPBank NEO và VPBank NEOBiz đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ phương thức eKYC. Không chỉ vậy, đoán biết được mong muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi và mọi thiết bị, VPBank đã đưa VPBank NEO trở thành một hệ sinh thái toàn diện, dễ dàng kết nối với mọi đối tác.
Tính đến hết quý II năm 2023, VPBank có hơn 7 triệu khách hàng đang sử dụng VPBank NEO với số lần đăng nhập trung bình đạt 1,8 triệu mỗi ngày, ngày cao điểm có thể lên tới 2 triệu lượt mỗi ngày
Số lượng khách hàng kích hoạt mới trong nửa đầu năm 2023 đạt 1,7 triệu khách hàng, tăng gấp 2.4 lần so với cùng kì 2022, trong đó 90% khách hàng sử dụng công nghệ định danh trực tuyến eKYC để mở tài khoản. Tổng số lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2023 đạt 188 triệu giao dịch, gấp 2.5 lần so với cùng kì 2022. 100% hợp đồng vay thấu chi tín chấp được thực hiện trên VPBank NEO (phiên bản app/web) và số dư tiền gửi trực tuyến chiếm 72,5% tổng quy mô số dư tiền gửi toàn hàng.