Chuyên gia góp sáng kiến phục hồi du lịch Việt Nam trong năm 2022

(Tổ Quốc) - Trong chương trình “Trạm kế tiếp”, các chuyên gia bằng tất cả tâm huyết đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, nhằm giúp ngành du lịch phục hồi và phát triển trong năm 2022.

Du lịch Việt Nam vượt khó, linh hoạt thích ứng để phục hồi

Trong hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam trải qua những khó khăn và thách thức chưa từng có. Sau các "làn sóng" dịch ập đến, ngành du lịch có thời điểm dường như chạm đáy cùng với tình trạng khủng hoảng chung trên toàn cầu.

"Bức tranh" ngành du lịch năm 2021 phủ một gam màu xám khi hàng loạt khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn tạm đóng cửa; hướng dẫn viên du lịch, người lao động trong ngành bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm… Nhiều doanh nghiệp lữ hành, lưu trú "đóng băng" không thể duy trì hoạt động, một số phải giải thể do cạn kiệt nguồn lực.

Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ là thời điểm "chín muồi" để ngành du lịch tái khởi động sau thời gian dài "ngủ đông" bởi các yếu tố thuận lợi. Đặc biệt, với tốc độ tiêm chủng "thần tốc" và tỉ lệ phủ vacxin cao của Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã thương thảo để chuẩn bị nối lại các chuyến bay thương mại với nước ta, mở ra cánh cửa chào đón khách du lịch quốc tế.

Hàng loạt chương trình kích cầu du lịch đã và đang được tăng cường tổ chức như: thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc; mở rộng sản phẩm du lịch tại Quảng Ninh, Hội An, Nha Trang; sự kiện Hương sắc Lào Cai; 20 sản phẩm city tour mới lạ tại TP.HCM; lễ hội du lịch và văn hóa ẩm thực Hà Nội... Đây chính là bước chạy đà quan trọng và mang tính quyết định cho những bứt phá của ngành du lịch trong thời gian tới.

Với những tín hiệu tích cực đó, không chỉ riêng người trong ngành du lịch mà ngay cả khách hàng cũng rất trông chờ sự phục hồi của ngành dịch vụ này. Theo một khảo sát mới đây trên trang du lịch Booking.com với hơn 24.000 người trưởng thành về ưu tiên du lịch của họ trong năm 2022, có đến 79% cho biết du lịch sẽ trở thành một hình thức chăm sóc bản thân thiết yếu. Trong khi đó, 61% nói rằng sẽ đi du lịch bất kể hình thức nào, miễn là ngân sách cho phép; 59% sẽ lựa chọn các kỳ nghỉ ngắn ngày hơn nếu có thể nghỉ làm hoàn toàn để đi nghỉ, thay vì vẫn phải làm từ xa trong kỳ nghỉ.

"Trạm Kế Tiếp" và những pháp, sáng kiến cho ngành du lịch Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình "Trạm Kế Tiếp" do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, phát sóng trên VTV2 ngày 31/12/2021, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam trong năm tới.

Các chuyên gia bằng tất cả tâm huyết đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, nhằm hướng tới mục tiêu có thể tạo ra "hệ sinh thái du lịch không chạm". Ông Hồ Trung Chánh, CEO Tổng Giám đốc Công ty du lịch Alexiana Travel cho biết: "Chúng tôi đã sử dụng công nghệ mới để hỗ trợ chủ doanh nghiệp du lịch, khách sạn có thể liên lạc, tương tác với khách hàng mà không cần tiếp xúc, giảm thiểu rủi ro thông tin bị mất trong thời gian họ vắng mặt.

Chuyên gia góp sáng kiến phục hồi du lịch Việt Nam trong năm 2022 - Ảnh 1.

Các chuyên gia mang đến chương trình nhiều sáng kiến ấn tượng cho du lịch Việt Nam năm 2022

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc công ty WOW Media, du lịch sẽ phục hồi theo các kịch bản khác nhau và công ty du lịch trong thời điểm này cần tìm kiếm trải nghiệm mới để giúp khách hàng tiếp cận với dịch vụ tinh tế, có cảm xúc hơn và đặc biệt là cá nhân hóa. Cần áp dụng giải pháp công nghệ AI để khách hàng nhận được nguồn thông tin, nội dung chất lượng cao, có bản quyền, giúp lan tỏa đến cộng đồng mạnh mẽ hơn.

Bà Trần Nguyện - Trưởng ban Kinh doanh khối Sun World, Tập đoàn Sun Group cho rằng, ngoài yếu tố công nghệ, nền tảng của việc phục hồi cần tập trung thêm vào 3 yếu tố. Đầu tiên là đầu tư một cách có chất lượng, đẳng cấp, khác biệt. Tiếp đến là chất lượng dịch vụ không chỉ chuyên nghiệp mà phải xuất phát từ tâm. Thứ ba là gia tăng trải nghiệm, cảm xúc cho khách hàng. Và đó cũng là giá trị cốt lõi mà Sun Group luôn chú trọng khi đầu tư vào du lịch.

Có một thực tế là sau đại dịch, người dân đều hướng đến dịch vụ du lịch an toàn, riêng tư, khép kín. Hiểu rõ điều đó, Tập đoàn Sun Group đã tranh thủ quãng thời gian tạm ngừng hoạt động để "thay đổi diện mạo" cho các khu du lịch, nghỉ dưỡng và khách sạn trên toàn quốc, chuẩn bị chiến dịch kích cầu hấp dẫn để đem tới điều bất ngờ cho du khách.

Bên cạnh đó, Tập đoàn luôn nỗ lực đầu tư, xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, đồng thời gia tăng các trải nghiệm mới nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách như những khu vui chơi giải trí Sun World mang tầm quốc tế, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng vượt trội, cùng với những sản phẩm bất động sản cao cấp. Trong đó có thể kể đến Vùng đất Phú Quốc với các công trình đẳng cấp, khác biệt trong hệ sinh thái có mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau, tạo nên chuỗi dịch vụ khép kín, gia tăng trải nghiệm cho du khách. Hệ sinh thái Nam Phú Quốc không chỉ góp phần gia tăng lượng khách đến đảo Ngọc, mà còn nâng tầm điểm đến bằng những công trình được vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng quốc tế danh giá.

Mới đây nhất, Sun Group đã cho ra mắt tuyệt tác Sun Signature Gallery tái hiện nghệ thuật thời kỳ Mid Century Modern trong không gian Thị trấn Địa Trung Hải phồn hoa. Không chỉ là một bảo tàng nghệ thuật độc bản cho du khách thưởng thức, khám phá, mà nơi đây sẽ trở thành tâm điểm tổ chức các sự kiện, hội nghị, lễ hội đẳng cấp, xứng tầm vị thế TP biển đảo. Công trình kiến trúc "Cầu Hôn Phú Quốc"đang xây dựng, được kỳ vọng sẽ trở thành kỳ quan mới như cầu Vàng Đà Nẵng

Chuyên gia góp sáng kiến phục hồi du lịch Việt Nam trong năm 2022 - Ảnh 2.

Tổ hợp Thị trấn Địa Trung Hải phiên bản Việt ở trung tâm An Thới (Phú Quốc)

Đặc biệt, Tập đoàn đã giới thiệu dự án Sun Tropical Village Phú Quốc đón đầu xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ hai gần gũi thiên nhiên để nghỉ dưỡng, làm việc từ xa, tái tạo năng lượng, phục hồi sức khỏe của khách hàng. Với những nỗ lực không ngừng, Sun Group kỳ vọng mang tới cho khách hàng trải nghiệm an cư, nghỉ dưỡng an toàn và tiện nghi tại những điểm đến hấp dẫn.

Ánh Dương

Tin mới