(Tổ Quốc) - Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu tại Việt Nam, giao dịch ngân hàng “không tiếp xúc” cũng phổ biến và trở thành thói quen trong xã hội. Đặc biệt, dưới tác động của COVID-19, hành trình số hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và là “chìa khóa” để các nhà băng vượt qua thách thức.
Đại dịch và cơ hội tăng tốc chuyển đổi số
Theo số liệu được công bố tại Diễn đàn trực tuyến tài chính số 2021 ngày 9/9 vừa qua, một số ngành vẫn tận dụng được cơ hội phát triển trong thời Covid. Tiêu biểu, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%; gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%; tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%. Dự báo, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020-2025 là 29%. Đây chính là nền tảng để các ngân hàng đưa chuyển đổi số trở thành cơ hội để phát triển.
Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, việc hạn chế trong tiếp xúc đã trở thành điều kiện góp phần thay đổi góc nhìn, sự lựa chọn của nhiều người dân đến với thói quen mua sắm online, thanh toán điện tử. Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng, 31,2% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng, 123,1% về giá trị. Tiềm năng về sự tăng trưởng của thanh toán không tiền mặt chính là động lực để các ngân hàng có thể tiếp tục cải tiến và phát triển sản phẩm – dịch vụ nền tảng số.
Thực tế cũng cho thấy, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 kể từ đầu tháng 5 vừa qua kéo dài tới nay đã gây ảnh hưởng đáng kể tới các tổ chức tín dụng bởi sự hạn chế trong việc tiếp cận và tư vấn khách hàng trực tiếp. Tuy nhiên, hoạt động của ngành cơ bản vẫn duy trì được sự ổn định nhờ nền tảng giao dịch trực tuyến. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, 94% các ngân hàng thương mại đã tham gia vào lĩnh vực chuyển đổi số, 40% ngân hàng đã đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5 - 10 năm tới.
Có thể khẳng định, tốc độ chuyển đổi số hiện nay tại các Ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ với việc ra mắt nhiều dự án chuyển đổi số, ứng dụng mobile banking, sử dụng hệ thống ngân hàng tự động, cung cấp giải pháp thanh toán online đa nền tảng cho doanh nghiệp hay robot hỗ trợ giao dịch. Nhiều nhà băng cũng đẩy mạnh các công nghệ hiện đại như e-KYC (mở tài khoản online), phát hành thẻ tín dụng và vay tín chấp trực tuyến...với thời gian tiết kiệm hơn rất nhiều so với giao dịch thông thường.
MSB đang thúc đẩy hành trình chuyển đổi số như thế nào?
Hòa nhịp để phát triển, đồng thời hướng tới nâng cao trải nghiệm người dùng, MSB cũng liên tục cập nhật các tính năng sản phẩm - dịch vụ để phục vụ khách hàng giao dịch thông suốt, tiện lợi hơn. Đây không chỉ là "bước đi" của MSB khi Covid-19 bùng phát, mà còn mang tính chiến lược lâu dài.
Cụ thể, chỉ với 1 phút thao tác trên ứng dụng MSB mBank, khách hàng có thể mở gói tài khoản thanh toán thông qua tính năng định danh khách hàng điện tử. Không chỉ nhanh chóng, an toàn, MSB cũng mang tới người dùng chuỗi ưu đãi hấp dẫn "siêu miễn phí" khi thực hiện chuyển khoản liên ngân hàng 24/7, rút tiền tại ATM, đặc biệt là lợi ích hoàn tiền lên tới 3,6 triệu đồng/năm(*). Hơn thế, khách hàng có thể lựa chọn tài khoản số đẹp hoàn toàn miễn phí khi click msbmobile.page.link/tobR(*).
Tiếp nối, cũng thông qua tiện ích MSB plus trên ứng dụng mobile banking, khách hàng đủ điều kiện có thể thực hiện các thao tác trực tuyến để đăng ký mở thẻ tín dụng không cần cung cấp các hồ sơ chứng minh thu nhập, không mất thời gian chờ đợi phê duyệt. Với nhiều cơ chế hấp dẫn như hoàn tiền tới 20% khi shopping online, giảm giá tới 30% tại hơn 300 cửa hàng trong Thế giới ưu đãi Joy, trả góp linh hoạt lãi suất 0%..., khách hàng dễ dàng sở hữu những trải nghiệm mua sắm chất lượng, hứng khởi hơn, và vẫn an tâm giao dịch nhờ tính năng xác thực bảo mật 3D Secure.
Khách hàng có thể mở tài khoản MSB chỉ trong 01 phút qua ứng dụng MSB mBank
Song song với việc phát hành thẻ tín dụng trực tuyến, khách hàng chủ kinh doanh đủ điều kiện có thể vay vốn tín chấp tới 1 tỷ đồng dựa trên sao kê mà không cần chứng minh thu nhập một cách nhanh chóng, linh hoạt chỉ sau 8 giờ làm việc với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 1.16%/tháng. Khách hàng cũng được tặng miễn phí phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh online hiệu quả và dễ dàng.
Bên cạnh đó, khách hàng hiện hữu đủ điều kiện của MSB còn có thể kích hoạt tính năng Fast Credit – vay tín chấp thông qua thẻ tín dụng chỉ trong 5 giờ. Với hình thức này, khách hàng không cần chờ đợi lâu nhưng vẫn có thể trải nghiệm hạn mức tín dụng hấp dẫn. Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh nhu cầu về vay vốn hay cần một nguồn tiền tạm thời, khách hàng chỉ cần 10s để đăng ký thấu chi online dựa trên giá trị sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng. Mức lãi suất thấu chi chỉ 0.7%/tháng tính trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.
Gần đây, MSB cũng ra mắt cổng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đa kênh - MSBPay, giúp các doanh nghiệp và hộ kinh doanh kinh doanh hiệu quả hơn do có thêm công cụ cho khách hàng thanh toán tiền mua sắm hàng hóa dịch vụ thuận tiện, gia tăng tỉ lệ chốt đơn thành công với các phương thức thanh toán đa dạng. Đặc biệt, hộ kinh doanh không cần kết nối hệ thống vẫn có thể sử dụng giải pháp thanh toán trực tuyến đa kênh này.
Thông qua nền tảng công nghệ hiện đại, MSB đang từng bước số hóa để nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp khách hàng "vươn tầm" trong mọi giao dịch tài chính, trở thành phiên bản tốt hơn với phong cách chi tiêu, thanh toán thông minh và hợp xu hướng. Không chỉ mang tới lợi ích thiết thực trong mùa dịch, những tiện ích online này sẽ đi cùng khách hàng trong một hành trình xuyên suốt khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của MSB.
(*) Điều khoản, điều kiện chương trình.
Ánh Dương