Doanh nghiệp Việt bùng nổ nhu cầu hợp đồng điện tử sau giãn cách

(Tổ Quốc) - Báo cáo từ World Bank Việt Nam cho thấy, tháng 10/2020, có khoảng 59% doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển sang các nền tảng số để thích ứng tốt hơn với “cú sốc” Covid-19.

Còn theo khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc VCCI, khi ứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp kì vọng giúp giảm chi phí (hơn 71% doanh nghiệp khảo sát); giảm văn bản, giấy tờ (hơn 61% doanh nghiệp) và giúp nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm (hơn 50% doanh nghiệp)…

Trong thời điểm giãn cách xã hội, nhu cầu ký kết điện tử tăng mạnh khi hoạt động ký tay chứng từ truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế lớn như: gây tốn kém chi phí in ấn, chuyển phát, lưu trữ, tốn thời gian phê duyệt, kéo dài thời gian ký hợp đồng do phụ thuộc vào các bên chuyển phát. Từ đó, gây khó khăn cho hoạt động giao thương với các đối tác nước ngoài.

Với nhiều doanh nghiệp, ký hợp đồng điện tử đảm bảo tính liên tục và tăng tốc kinh doanh, giảm thủ tục giấy tờ, giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm chi phí vận hành... Đây cũng là bước đệm cho quá trình chuyển đổi trong điều kiện bình thường mới.

Giải pháp hợp đồng điện tử toàn diện và bảo mật

Ra mắt thị trường từ tháng 1/2021, giải pháp hợp đồng điện tử C-Contract do Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) - Tập đoàn Công nghệ CMC nghiên cứu và phát triển. Giải pháp phục vụ nhu cầu số hóa, tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng điện tử, chứng từ điện tử của mọi tổ chức, doanh nghiệp trên đa nền tảng: máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Hợp đồng điện tử C-Contract đáp ứng nhu cầu ký số đa dạng: từ giao dịch giữa các cá nhân với nhau, đến chính quyền số, ngân hàng số, giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,…

Sau 10 tháng có mặt tại thị trường, đến nay, hợp đồng C-Contract đã được hàng trăm tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức, công ty liên doanh như AhaMove, Giao Hàng Nhanh, DHL Việt Nam, Suntory Pepsico Việt Nam,… tin dùng với tổng số lượng trên 1 triệu người dùng. Theo ông Nguyễn Kim Cương – Giám đốc Khối Giải pháp Doanh nghiệp vừa và nhỏ, CMC TS thì "C-Contract giúp doanh nghiệp tiết kiệm 90% chi phí và rút ngắn quy trình từ 48 giờ xuống chỉ còn 1 phút so với hợp đồng/chứng từ ký tay thông thường."

Toàn bộ quy trình ký hợp đồng được tự động hoá nhờ C-Contract. Trước đây, một dự án của doanh nghiệp có thể sinh ra đến "một xe" giấy tờ cần ký tay thì nay quy trình ký kết đơn giản hoá, toàn bộ hợp đồng không cần in ra, chuyển đi ký từ địa điểm này sang địa điểm khác. Việc lưu trữ, quản lý hợp đồng cũng dễ dàng hơn. Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, tra soát thông tin trong hệ thống của C-Contract.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại về bảo mật dữ liệu khi thực hiện ký số từ xa, hợp đồng điện tử C-Contract với tính năng ký đóng dấu thời gian timestamp cho xác thực và bằng chứng điện tử giúp chống gian lận và làm giả tài liệu điện tử. Để có thể sử dụng hệ thống, mỗi chủ thể phải được kiểm duyệt thông tin hợp lệ, hợp pháp trước khi cấp một tài khoản được quản lý bởi hệ thống Hợp đồng điện tử của C-Contract.

C-Contract phân quyền chức năng theo vai trò người dùng, phân quyền dữ liệu theo đơn vị của người dùng. Mỗi hợp đồng ký trên C-Contract trước khi đưa vào lưu trữ trên máy chủ đều được mã hóa nội dung, đảm bảo nhân viên vận hành không thể truy cập nội dung của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt bùng nổ nhu cầu hợp đồng điện tử sau giãn cách - Ảnh 1.

C-Contract đáp ứng nhu cầu ký số đa dạng: từ giao dịch giữa các cá nhân với nhau, đến chính quyền số, ngân hàng số, giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,…

Hợp đồng điện tử C-Contract tuân thủ pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn lưu trữ điện tử/ký số bảo mật. Hạ tầng hệ thống của C-Contract được đặt tại Trung tâm dữ liệu của CMC ở Hà Nội. Đây là trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier III và là trung tâm dữ liệu duy nhất tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ bảo mật thanh toán PCI DSS.

C-Contract nằm trong hệ sinh thái giải pháp của Tập đoàn CMC, với các giải pháp số đã ghi dấu ấn trên thị trường như: hoá đơn điện tử C-Invoice, chứng thực chữ ký số CMC CA, công chứng điện tử CeNM,… Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp số hoá quy trình, xây dựng văn phòng "không giấy tờ".

Tập đoàn Công nghệ CMC khẳng định vị thế thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 khối: Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution), Kinh doanh Quốc tế (Global Business), Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications).

Trong chiến lược đến 2025, CMC đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số với quy mô 10.000 nhân sự và doanh thu 1 tỷ USD, là nhà tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, CMC cũng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang dấu ấn riêng.

Mục tiêu này phù hợp với slogan "Make in Vietnam" của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.

Ánh Dương

Tin mới