Gamification: Sẽ là chiến dịch ngắn hạn hay chiến lược lâu dài?

Trong khi nhà nhà đang đua nhau làm Gamification (trò chơi điện tử ứng dụng hóa) thì những cuộc tranh luận vẫn đang diễn ra: Liệu Gamification chỉ là xu hướng hay thực sự là chiến lược hiệu quả? Và liệu với số tiền không nhỏ có đáng để chi vào làm một trang "chơi game"?

 

Gamification: Sẽ là chiến dịch ngắn hạn hay chiến lược lâu dài? - Ảnh 1.

Hãy cùng phân tích một chiến dịch Gamification: Hội Du Xuân trên App HDBank để tìm câu trả lời nhé!

Bối cảnh thị trường

Tết đến, các giao dịch mua sắm tăng cao, không chỉ riêng tiền mặt mà các giao dịch thanh toán qua các ứng dụng điện tử cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên thách thức ở đây là các chương trình khuyến mãi thông thường dần mất đi sự hứng thú của người dùng. Và Gamification là một trong những hình thức có thể truyền tải các thông điệp của doanh nghiệp mà không gây nhàm chán. Vậy Gamification là gì?

Gamification là một quá trình ứng dụng kỹ thuật trong game như: cách thức, luật chơi tích hợp vào: ứng dụng mobile, website, social marketing…mục đích chính là tăng sự tham gia và hứng thú của khách hàng với doanh nghiệp.

Có thể kể đến một vài cái tên nổi trội trong dịp Tết Quý Mão 2023 ứng dụng Gamification trong lĩnh vực tài chính như: Hội Du Xuân trên App HDBank, Trăm tỷ săn ngay – đón mèo đại cát trên ứng dụng Techcombank, hay Lắc Xì 2023 trên ứng dụng Momo,...

Và bài phân tích này chúng ta sẽ tập trung đi sâu vào chiến dịch Hội Du Xuân trên App HDBank.

Mục tiêu đặt ra

HDBank muốn xây dựng một chương trình trên nền tảng là khuyến mãi/ tặng quà, nhằm gia tăng giao dịch của khách hàng hiện tại và khuyến khích khách hàng mở mới, tuy nhiên chương trình cần phải theo một định dạng mới mẻ và thu hút được sự chú ý từ khách hàng.

Từ đó, HDBank có thể theo dõi và phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng thông qua việc tích hợp Gamification, giúp HDBank có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là game nào và cách chơi nào mới khiến khách hàng hào hứng săn tìm lượt chơi?

Ý tưởng chương trình

Những yếu tố phát triển Hội Du Xuân

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, việc sử dụng gamification để kích thích hành vi tiêu dùng không còn xa lạ. Tuy nhiên, hầu hết các trò chơi hiện tại chỉ dựa trên tính may rủi, như vòng quay may mắn, gieo quẻ, lắc xì... Điều này khiến khách hàng không có được trải nghiệm "chơi" thực sự và chỉ chú trọng vào giải thưởng. Vì vậy, AppROI agency (đối tác của HDBank trong dự án) đã xác định những yếu tố cần có trong Hội Du Xuân:

Thứ nhất: Trải nghiệm chơi trò chơi phải mang lại niềm vui và sự thích thú khi vượt qua màn chơi, cùng với thách thức độ khó tăng dần.

Thứ hai: Để thu hút khách hàng trong mùa Tết, các concept và gameplay của trò chơi cần liên quan chặt chẽ đến những trò chơi truyền thống của Tết Việt.

Cuối cùng: Không phải ai cũng là game thủ và có thể cày cuốc các trò chơi chiến thuật phức tạp. Vì vậy, thể loại trò chơi cần đơn giản, dễ hiểu và dễ thao tác để mọi khách hàng đều có thể chơi được.

Về ý tưởng hình thành Hội Du Xuân

Ý tưởng về Hội Du Xuân ra đời xuất phát từ một góc nhìn mới lạ: Thời nay, Tết chẳng cần ra khỏi nhà, có đi chùa online, có xin xăm online, lì xì online, rồi cả chơi loto online. Mà sao chưa có đi Hội Xuân online?

Gamification: Sẽ là chiến dịch ngắn hạn hay chiến lược lâu dài? - Ảnh 2.

Lấy cảm hứng từ những trò chơi dân gian, 3 trò chơi đầu tiên được thành hình: Đập niêu đất, Nhảy bao bố và Đi cầu kiều. Mỗi trò chơi đều là sự kết hợp giữa hình mẫu từ trò chơi dân gian trong Tết và gameplay được tinh gọn để dễ chơi và phù hợp thao tác trên điện thoại.

Cách thức triển khai

Ý tưởng nội dung chủ đạo trò chơi Hội Du Xuân

Ngoài yếu tố gameplay và giải thưởng, việc xây dựng một cốt truyện hấp dẫn để dẫn dắt khách hàng vào tham gia Hội Du Xuân là điều tiên quyết.

Câu chuyện về Di và chú mèo Quý Mão. Hai nhân vật sẽ đi Hội Du Xuân và chơi những thử thách bên trong, nhưng mèo ta có vẻ rất tinh nghịch chạy nhảy khắp nơi, khiến Di phải ra sức tìm kiếm. Mỗi trò chơi sẽ là một thử thách để Di có thể tìm và đuổi kịp chú mèo Quý Mão.

Trong trò Đập Niêu Đất, mèo trốn vào một chiếc niêu, và các niêu sẽ bị hoán đổi vị trí cho nhau để Di không biết đâu là niêu đúng; trong trò Nhảy Bao Bố, mèo ta chạy vào đường đua bắt Di phải nhảy bao bố dí theo cho kịp; trong trò Đi Cầu Kiều, mèo Quý Mão lén leo vào quang gánh rồi liên tục nhảy từ gánh này sang gánh kia để khiến Di mất thăng bằng. Một điều cũng khiến video trở nên đặc biệt là việc dùng lời dẫn truyện hoàn toàn bằng thể thơ lục bát để hoà cùng với concept trò chơi dân gian của video.

Gamification: Sẽ là chiến dịch ngắn hạn hay chiến lược lâu dài? - Ảnh 3.

Du Xuân Vui Khui Lì Xì

Kết quả của chương trình

Sản phẩm game Hội Du Xuân của HDBank cũng đạt được kết quả khả quan, gần 50.000 người tham gia Hội Du Xuân, với hơn 400.000 lượt chơi game và trung bình có 12.000 lượt chơi mỗi ngày. Điều này cho thấy game đã thu hút được sự quan tâm và tương tác tích cực từ người dùng.

Ngoài ra, chiến dịch còn thu về hơn 27.000 lượt cài đặt ứng dụng. Theo ước tính, HDBank đã tiếp cận được khoảng 6.5 triệu khách hàng tiềm năng trong chiến dịch lần này, tăng khả năng phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường.

Kết luận

Sẽ không có câu trả lời cho câu hỏi: liệu Gamification có hiệu quả thực sự hay không? Vì kết quả sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước tiên một số câu hỏi tiên quyết sẽ phải là:

1. Mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được thông qua việc tích hợp Gamification là gì, nếu không phải gamification thì còn lựa chọn nào khác tối ưu hơn không?

2. Việc tích hợp gamification đó sẽ nằm ở đâu trong hành trình/trải nghiệm của khách hàng?

3. Việc tích hợp gamification đó sẽ đóng góp gì cho hình ảnh và định vị thương hiệu?

4. Thể loại game, cách dẫn dắt câu chuyện vào trải nghiệm gamification và chính trải nghiệm của khách hàng như thế nào?

Đối với AppROI agency - đơn vị phụ trách sản xuất toàn bộ Hội Du Xuân và chiến dịch truyền thông, đã xác định ưu tiên hàng đầu là phải xây dựng mô hình Game Hub (một cổng vào, có nhiều trò chơi gamification trong đó thay vì là một trò chơi gamification đơn lẻ) và phải xây dựng được hệ thống quản trị Gamification Portal để giúp HDBank có thể theo dõi, cập nhập số liệu và tuỳ chỉnh các chỉ số quan trọng trong trải nghiệm gamification.

Tin Cùng Chuyên Mục
Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét

Lấy thấu hiểu khách hàng làm kim chỉ nam, áp dụng chiến lược cá nhân hóa tôn vinh “chất TÔI” trong từng trải nghiệm, cùng thế mạnh trong việc ứng dụng công nghệ và truyền thông sáng tạo …, những tấm thẻ TPBank mang bản sắc riêng thu hút hàng triệu khách hàng để liên tục tạo tăng trưởng đột phá, vượt mốc doanh số tỷ đô/năm và lọt top đầu thị trường.
Tin mới