Thị trường Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm nguồn vốn để phát triển kinh doanh luôn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
Câu chuyện của những chủ doanh nghiệp đầy tâm huyết
Trên con phố Phan Đình Phùng tấp nập, quán cà phê nhỏ xinh của cô chủ trẻ Thuý Hằng luôn thu hút khách hàng bởi không gian ấm cúng và thức uống ngon miệng. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Ít ai biết rằng, chỉ vài tháng trước, Hằng đã phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa vì thiếu hụt vốn kinh doanh.
"Ban đầu, em cứ nghĩ chỉ cần có một ý tưởng tốt và một địa điểm lý tưởng là có t hể thành công. Nhưng thực tế, kinh doanh cần rất nhiều vốn, từ chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu cho đến chi phí quảng bá. Khi nguồn tiền từ gia đình và bạn bè không còn đủ, em buộc phải tìm đến các giải pháp vay vốn từ ngân hàng." Hằng chia sẻ.
Khác với Hằng, chú Hùng - chủ cửa hàng tạp hóa lâu năm trên địa bàn - lại gặp vấn đề về dòng vốn lưu động. Cửa hàng của chú đã hoạt động được hơn 10 năm và là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương. Mặc dù có lượng khách hàng ổn định, nhưng để mở rộng kinh doanh và cạnh tranh với các siêu thị lớn, chú Hùng cũng gặp không ít khó khăn về tài chính.
"Cửa hàng của tôi tuy nhỏ nhưng phục vụ được nhiều nhu cầu của khách hàng xung quanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, để cạnh tranh và thu hút thêm khách hàng, tôi cần phải cải tiến cửa hàng, nhập thêm nhiều mặt hàng m ới và triển khai các chương trình khuyến mãi. Tất cả những điều này đều cần đến vốn mà tự mình không thể đủ. Doanh thu hàng tháng bấp bênh, cộng thêm chi phí mặt bằng, nhân viên tăng cao, tôi thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn để nhập hàng mới," chú Hùng tâm sự.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chật vật "vượt rào" vay vốn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò trụ cột cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra việc làm, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, khác với các "ông lớn", các doanh nghiệp này lại gặp nhiều gian nan trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, trở thành rào cản lớn cho sự phát triển của họ. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên có đến hơn 70% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.
Thiếu tài sản thế chấp là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô nhỏ, vốn ít khiến doanh nghiệp không có nhiều tài sản có giá trị để thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Điều này khiến họ khó có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tỷ lệ tài sản bảo đảm của các ngân hàng, dẫn đến việc bị từ chối cho vay hoặc chỉ được vay với hạn mức thấp và lãi suất cao.
Hồ sơ vay vốn thiếu đầy đủ và minh bạch cũng là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp SME. Nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý tài chính chuyên nghiệp, sổ sách kế toán chưa đầy đủ, khó có thể chứng minh năng lực tài chính và khả năng trả nợ khi vay vốn. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, việc thiếu dữ liệu lịch sử hoạt động khiến các tổ chức tín dụng không có cơ sở để đánh giá xếp hạng tín dụng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.
Lãi suất vay vốn cao là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do rủi ro cho vay cao hơn so với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp SME thường phải chịu lãi suất vay cao hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thủ tục vay vốn phức tạp cũng là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp SME e dè. Thủ tục vay vốn tại ngân hàng thường đòi hỏi nhiều giấy tờ, hồ sơ, cùng với thời gian xét duyệt dài, dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian.
Những khó khăn đan xen, tạo thành rào cản lớn, khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa "vật lộn" để tiếp cận nguồn vốn vay, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển.
Giải pháp cho bài toán thiếu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiểu được những khó khăn mà các doanh nghiệp SME đang gặp phải trong việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh, KBank đã triển khai nhiều chương trình vay vốn ưu đãi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với gói vay KBank Biz Loan, các doanh nghiệp có thể an tâm tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng và hiệu quả:
Sản phẩm vay tín chấp, không yêu cầu tài sản đảm bảo
Hạn mức vay từ 10 triệu - 300 triệu đồng, nhận toàn bộ khoản vay 1 lần theo nhu cầu của doanh nghiệp
Lãi suất siêu cạnh tranh chỉ từ 19%/ năm
Đa dạng hình thức vay trả góp từ 12 - 36 tháng
Thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh gọn
Chi tiết gói vay kinh doanh của KBank tại đây