Khi khởi nghiệp, ai cũng mong muốn tự chủ tài chính và không phụ thuộc vào người thân, tăng trưởng doanh thu và duy trì nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên, với một vài hộ kinh doanh vừa và nhỏ, đôi khi, việc chi trả hoá đơn hàng tháng cũng là một thử thách.
Phục hồi "nhịp thở" doanh nghiệp với khoản vay hợp thời
Một trong những khó khăn gây nhức nhối với hộ kinh doanh cá thể là chưa có tư cách pháp nhân và không có tài sản thế chấp. Nếu được vay thì giá trị thường không lớn, hoặc thời hạn vay rất ngắn nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, những người dân buôn bán nhỏ lẻ luôn đau đáu với vòng xoay vốn liếng và nghĩ cách để tồn tại.
Chị Lan (42 tuổi), chủ cửa hàng tạp hoá tại Hà Nội cho biết: "Năm 2021, chủ nhà đòi mặt bằng nên tôi phải chuyển sang chỗ thuê khác trong thời gian ngắn. Tìm được mặt bằng giá tốt ở quận Hoàn Kiếm cực kỳ khó khăn, nên nếu muốn tiếp tục trụ ở khu vực này, tôi chỉ có thể thuê với giá nhỉnh hơn trước.
Ban đầu định bỏ vì chi phí cao, nhưng vì tiệm đông khách và đang trên đà phát triển tốt, lại là tâm huyết mấy năm trời, nên tôi quyết định cố gắng đến cùng. Được bạn bè tư vấn, tôi như tìm thấy hướng đi khi phát hiện gói vay không cầm cố tài sản và xét duyệt nhanh, phù hợp với tình hình cấp bách lúc đó. Mới đây mà tiệm cũng sống thêm được 2 năm rồi!"
Phù hợp là yếu tố quan trọng. Khi tìm hiểu về các khoản vay, chúng ta cần nhìn rõ những ưu thế của mỗi phương án và xác định rõ nhu cầu, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông thường, vay tín dụng phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn và lâu năm vì sở hữu nguồn lực lớn mạnh. Còn với hộ hay cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, vay tín chấp là một lựa chọn đáng cân nhắc khi không yêu cầu cầm cố tài sản, thủ tục đăng ký đơn giản và thời gian xét duyệt nhanh chóng.
Bắt nhịp tăng trưởng kinh doanh với giải pháp vay trực tuyến
Khoản vay tín chấp giúp chủ hộ kinh doanh tiếp cận với giải pháp tài chính nhanh chóng và đáng tin cậy, với nhiều lợi ích bao gồm: cải thiện điểm tín dụng khi hoàn trả khoản vay đúng hạn, minh bạch - không có phí hoặc lệ phí ẩn, cũng như hưởng lợi từ tiện ích độc quyền của các ngân hàng. Đơn cử là chương trình KBank Biz Loan với ưu thế cho vay trực tuyến qua ứng dụng K PLUS Việt Nam - một giải pháp sáng tạo từ ngân hàng KASIKORNBANK (KBank Việt Nam): https://kbankwbg.co/3ACJ0YR.
Ngoài nhận được hỗ trợ về tài chính và nguồn lực từ ngân hàng, với khoản vay tín chấp, các cá nhân khởi nghiệp còn có cơ hội mở rộng kinh doanh thông qua các chiến lược:
Đầu tư vào thiết bị và cơ sở vật chất. Bên cạnh việc trang trải chi phí hoạt động hàng ngày, và trả lương cho nhân viên, chủ cửa hàng/gian hàng trực tuyến có thể tận dụng khoản vay tín chấp để mua thiết bị, máy móc hoặc tài sản cố định khác nhằm nâng cấp hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Mở rộng thị trường và tệp khách hàng. Khi gác lại lo âu tài chính, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn để tăng cường hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm, mở rộng địa bàn kinh doanh, và thu hút thêm khách hàng mới.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mua hàng tồn kho hoặc mở rộng dịch vụ. Chiến lược này giúp giúp đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh.
Khi khởi nghiệp, nhiều chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn và tự chủ tài chính. Tuy nhiên, với giải pháp vay tín chấp trực tuyến, các cá nhân ấp ủ ước mơ khởi nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay nhanh chóng mà không cần thế chấp tài sản. Với giải pháp tài chính phù hợp, hộ kinh doanh có thể vững tâm hiện thực hoá giấc mơ tự chủ của mình.