(Tổ Quốc) - Nhờ nhanh chóng nhận diện thị trường và nắm bắt thói quen mua sắm trực tuyến của người dùng, ngành chuyển phát và giao nhận hàng hóa được xem là còn có cơ hội phát triển với nỗ lực trong kinh doanh trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh.
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, trong thời gian đại dịch, nhu cầu mua hàng trực tuyến để tiêu dùng của Việt Nam tăng 25% cho thấy sự chuyển dịch rõ rệt sang mua sắm trực tuyến của người dùng. Có thể kể đến vào các dịp mua sắm cuối năm như ngày mua sắm 11/11 vừa qua trên các sàn thương mại điện tử, chuyển phát nhanh J&T Express đã có những bước tiến rõ rệt khi số lượng đơn đặt hàng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, vượt trội so với các ngày đôi của các tháng trước như 8/8, 9/9. Hơn nữa, tỉ lệ đặt hàng không chỉ tăng ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội mà cũng có sự tăng trưởng đáng kể ở các tỉnh thành và khu vực khác.
Căn cứ trên Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành mới đây khi dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cộng đồng doanh nghiệp chuyển phát đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tìm ra các giải pháp trong kinh doanh và vận hành để phục hồi kinh tế. . Song hành cùng thách thức vì dịch bệnh, một số doanh nghiệp trong đó có J&T Express vẫn ra sức vượt "bão" COVID-19 để duy trì hoạt động.
J&T Express nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực e-logistic nói chung đã trải qua không ít "sóng gió" trong thời kì căng thẳng của dịch bệnh khi hàng hóa khó lưu thông do giãn cách xã hội, nhiều bưu cục, kho bãi phải tạm ngưng do nằm trong khu phong tỏa. Tuy nhiên với nỗ lực đáng kể hiện nay, doanh nghiệp vẫn duy trì tốc độ phát triển, đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh online và các sàn TMĐT để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, J&T Express hiểu được TMĐT Việt Nam có thể phục hồi sau đại dịch và tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai cần có sự hỗ trợ đắc lực từ đơn vị hậu cần. Vì thế, việc đầu tư và phát triển cả về yếu tố con người và công nghệ của các đơn vị logistics là điều cần chú trọng.
Theo chia sẻ của ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu của J&T Express Việt Nam cho rằng việc cốt lõi là giữ vững an toàn bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ nhân sự rồi mới có thể kinh doanh. Từ đó, mới giữ vững thành trì của doanh nghiệp trong thời kì bình thường mới.
Chị Nguyễn Kim T. (khách hàng tại quận 10, TPHCM) chia sẻ vì muốn hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch nên chị không còn mua sắm trực tiếp tại cửa hàng mà hay đặt hàng online giao về về tận nhà. Khi nhận đơn hàng, chị cảm thấy an tâm vì shipper J&T Express đều đeo huy hiệu đã tiêm vaccine, thực hiện khử khuẩn hàng hóa cẩn thận và còn giúp đỡ chị bê vác khi có hàng hóa nặng.
Trong kinh doanh, chủ động áp dụng công nghệ thông tin vào khâu vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ dựa theo nhu cầu của khách hàng cũng là những nỗ lực không thể không nhắc đến giúp J&T Express duy trì vận hành. Gia tăng độ phủ dịch vụ tới đa tệp khách hàng, linh động mô hình kinh doanh sau giãn cách là chiến lược đã được J&T Express hoạch định. Bên cạnh đó, với lợi thế vận chuyển, J&T Express đang nỗ lực mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có thể sản xuất và kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp còn tăng cường hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cho các DNVVN thông qua TMĐT bằng tuyến giao nhận quốc tế. Trong tương lai gần, doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô các trung tâm trung chuyển được đặt tại vị trí thuận lợi tại các thành phố lớn, góp phần giúp quá trình phân phối hàng hóa tới tay người dùng trở nên nhanh chóng, hiệu quả.
Cùng đồng hành với chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khắc phục hậu quả do COVID-19 để lại, những nỗ lực cải thiện phạm vi vận chuyển của J&T Express và cộng đồng doanh nghiệp chuyển phát sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong tương lai.
Ánh Dương