Khai thác dữ liệu trong ngành bán lẻ để biến thách thức thành cơ hội

(Tổ Quốc) - Đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp bán lẻ phải nghiêm túc suy nghĩ lại về cách vận hành cũng như các giải pháp để vượt qua thách thức. Không chỉ đơn giản là bắt đầu mở cửa trở lại, các doanh nghiệp bán lẻ bắt buộc chọn lựa giữa thu hẹp quy mô hay thay đổi để phát triển, tiến tới điều chỉnh hoặc chuyển đổi quy trình

Theo số liệu của Deloitte, tăng tốc kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu của 88% nhà bán lẻ trong năm 2021; báo cáo của CB Insights cũng cho biết khoản chi về mặt ứng dụng công nghệ trong các cửa hàng đã tăng đến 2.2 tỉ USD chỉ trong quý đầu năm 2021, gấp 4 lần so với cùng kỳ. Đặc biệt hơn, mức đầu tư cho công nghệ thương mại điện tử tăng 73% so với Q4/2020, chạm ngưỡng 11.7 tỉ USD.

"Siêu nhận thức" cho ngành bán lẻ

Nhờ ứng dụng công nghệ, phân tích dữ liệu và IoT vào kinh doanh, các kênh bán lẻ dần trở nên "siêu nhận thức" (hyper-aware). Đây là mô hình nơi mà các ứng dụng có khả năng nhận biết ngữ cảnh môi trường, người dùng, mức tiêu thụ năng lượng, nhu cầu dịch vụ, bảo mật và an toàn. Trong khi đó, thiết bị IoT sẽ trở thành "đôi mắt" của các doanh nghiệp bán lẻ, cung cấp nguồn thông tin, dữ liệu đa dạng về những gì đang diễn ra trong cửa hàng.

Hãy lấy 1 ví dụ để hiểu rõ hơn về sức mạnh của dữ liệu và "siêu nhận thức" trong ngành bán lẻ. Giả sử có 1 khách hàng thân thiết đang tìm kiếm nồi chiên không dầu chất lượng tốt trên website của nhà bán lẻ, nhưng thay vì đặt mua trực tuyến, vị khách quyết định đến cửa hàng gần nhà để xem tận mắt, đồng thời so sánh với những sản phẩm tương tự. Khi người khách đến cửa hàng, các camera nhanh chóng nhận diện khuôn mặt và báo với nhân viên quản lý về sự xuất hiện của khách hàng thân thiết.

Cũng trong lúc này, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngay lập tức xem xét nội dung mà vị khách đã tham khảo trên website, đưa ra kết luận rằng có thể họ đến để tìm nồi chiên không dầu. AI tự động kiểm tra kho hàng và khi phát hiện rằng sản phẩm khách hàng quan tâm đã hết, nó lên danh sách các mẫu mã tương tự rồi gửi đến thiết bị không dây của nhân viên. Người nhân viên này nhanh chóng tiến đến chào đón và xác nhận món hàng mà khách đang tìm đã không còn, liệu có thể thử những lựa chọn khác cùng mức ưu đãi đặc biệt. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng, nhân viên có thể trực tiếp tiến hành thanh toán ngay tại chỗ nhờ máy POS (point-of-sale).

Đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ về "siêu nhận thức" trong ngành bán lẻ, dù nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại không mượt mà như vậy. Lý do là vì "siêu nhận thức" cần rất nhiều công nghệ hướng dữ liệu tương tác ăn ý với nhau. Ngoài ra, việc cố gắng truyền tải nhiều dữ liệu IoT từ mạng lõi đến biên và ngược lại gặp phải độ trễ cao cũng là thách thức không nhỏ. Lúc này, công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu sẽ là nền móng quan trọng để doanh nghiệp đạt được những bước tiến xa hơn về công nghệ.

Lưu trữ, quản lý dữ liệu thông minh với máy chủ HPE ProLiant

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi số, phân tích dữ liệu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong ngành bán lẻ, HPE mang đến các giải pháp máy chủ HPE ProLiant thông minh, tự động hóa và dễ dàng quản lý.

Khai thác dữ liệu trong ngành bán lẻ để biến thách thức thành cơ hội - Ảnh 1.

Nếu như HPE ProLiant ML30 Gen10 phù hợp cho các giải pháp tại chỗ và Hybrid Cloud, mang lại hiệu suất, bảo mật, độ tin cậy và khả năng mở rộng ở cấp doanh nghiệp với chi phí thấp, thì HPE DL380 Gen10 trang bị CPU Intel Xeon Scalable nhiều lõi hơn cho hiệu năng và khả năng mở rộng cao hơn. Nền tảng này cực kỳ linh hoạt với một số cấu hình khung khác nhau, khả năng lưu trữ đáng chú ý để hỗ trợ khối lượng công việc đa dạng, gồm container, đám mây, ảo hóa và các ứng dụng dữ liệu lớn.

Máy chủ HPE ProLiant ML30 Gen10 sử dụng CPU Intel Xeon E thế hệ mới nhất với 6 nhân, bộ nhớ tối đa 64 GB DDR4 ECC UDIMM và lưu trữ tới 61.44 TB, là giải pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu lý tưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khối lượng dữ liệu ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, HPE DL380 Gen10 sử dụng chipset Intel C621, hỗ trợ CPU Xeon Scalable với các tùy chọn từ Bronze, Silver đến Gold và Platinum, tối đa 28 nhân, khả năng hỗ trợ cùng lúc 2 CPU mang đến sức mạnh của 56 nhân, 112 luồng cho HPE DL380 Gen10. Máy chủ DL380 tích hợp bộ điều khiển quản lý iLO5 và giao diện web được thiết kế mới của HPE, cung cấp nhiều thông tin hơn về các thành phần quan trọng, quản lý thông minh dễ dàng.

Trở lại sau đại dịch, nếu như 1 số nhà bán lẻ chọn thu hẹp quy mô và hạn chế chi tiêu, số khác đi theo hướng ngược lại, đầu tư vào công nghệ để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Vậy doanh nghiệp bạn đã biết cách ứng dụng công nghệ để khai thác và quản lý mỏ vàng dữ liệu? Tìm hiểu thêm thông tin về các giải pháp máy chủ HPE bảo mật, hiệu năng cao với chi phí đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay tại đây: https://smb-server.elite-jsc.vn/.

Ánh Dương

Tin mới