(Tổ Quốc) - HSBC dự báo, sự phục hồi khi có vaccine Covid-19 sẽ tập trung nhiều ở dịch vụ.
Một tin tốt gần đây là vaccine Covid-19 đang trong quá trình đưa vào sử dụng. Nếu không có những trục trặc về mặt kỹ thuật hoặc trở ngại nào về mặt phân phối, hàng trăm triệu người sẽ được tiêm ngừa trong những tháng tới.
Điều đó sẽ khiến các hoạt động kinh tế được bình thường hóa nhanh chóng và đưa chúng ta thoát ra khỏi một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng. Tuy nhiền, lần này, sẽ có một mô hình phục hồi thật khác so với các khủng hoảng trước: mảng dịch vụ sẽ dẫn dắt nền kinh tế đi lên, chứ không phải là sản xuất.
Hãy bắt đầu từ Hoa Kỳ. Biểu đồ dưới đây của HSBC cho thấy trong khủng hoảng Covid-19, lĩnh vực hàng hóa bị ảnh hưởng ít hơn nhiều so với dịch vụ (trái với khủng hoảng tài chính). Vậy nên sự phục hồi có thể mạnh hơn ở dịch vụ nếu có vaccine.
Biểu đồ 1: Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình Hoa Kỳ (% năm)
Điều này tác động thế nào châu Á? Mặc dù tốc độ tăng trưởng trên toàn thế giới đều giảm, nhưng vì nhu cầu hàng hóa vẫn cao nên đã giúp hoạt động xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế châu Á được duy trì.
Chính vì thế, biểu đồ số 2 của HSBC cho thấy, khi có vaccine, hoạt động xuất khẩu sản xuất của châu Á khó có thể được hưởng lợi nhiều như những đợt phục hồi trước đây, trong khi dịch vụ có thể bứt lên tương đối nhanh.
Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu (% so với năm trước)
Tất nhiên, vaccine cũng sẽ có lợi cho toàn châu Á một khi chúng được phổ biến rộng khắp. Vì một khi các hạn chế về giãn cách xã hội, các lệnh phong tỏa được nới lỏng, các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Thái Lan, Hong Kong, Singapore, Malaysia và Việt Nam sẽ ít nhiều hưởng lợi. Tất nhiên du lịch quốc tế sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn là du lịch nội địa.
Điều đó có thể giải thích rằng châu Á thực hiện khá tốt việc chống dịch và duy trì kinh tế trong năm nay, nhưng cũng có thể thấy khu vực này sẽ không có sự bứt phá lớn khi có vaccine nhiều bằng những nơi khác.
Một số chỉ số dự báo chính của HSBC:
Thái Quỳnh