“Kinh doanh không gián đoạn” vaccine giúp doanh nghiệp miễn nhiễm với Covid-19

(Tổ Quốc) - Thay đổi sâu từ bên trong trên tất cả các khía cạnh từ kinh doanh, vận hành đến nhân sự không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu kinh doanh không gián đoạn mà còn vững vàng bứt phá và thích ứng lâu dài với đại dịch Covid-19.

Trận chiến dài hơi với Covid-19

Kéo dài gần 1,5 năm nhưng vẫn chưa có bất cứ dự báo nào về thời điểm đại dịch Covid-19 sẽ được dập tắt. "Hệ miễn dịch" của các doanh nghiệp tiếp tục bị suy yếu trước những thách thức và tác động của các làn sóng Covid-19.

Báo cáo tác động của dịch Covid-19 với doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố mới đây cho thấy có tới 87,2% trong số 10.200 doanh nghiệp tham gia khảo sát chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn" hoặc "hoàn toàn tiêu cực" trước tác động của đại dịch.

“Kinh doanh không gián đoạn” vaccine giúp doanh nghiệp miễn nhiễm với Covid-19 - Ảnh 1.

(Nguồn: Khảo sát của VCCI và WB)

Trong đó, nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các doanh nghiệp lâu đời có sức đề kháng tốt hơn nhưng cũng chưa đủ khỏe để miễn nhiễm hay chống chọi với Covid-19, vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.

Để sống sót, nhanh chóng phục hồi và xa hơn là phát triển bền vững trong bất kỳ thế trận nào, điều quan trọng nhất lúc này là doanh nghiệp buộc phải chủ động thay đổi để tạo ra những kháng thể, hướng tới mục tiêu mới, đó là kinh doanh không gián đoạn.

Thay đổi tư duy và cách đánh trận

Không thể tiếp tục "ngủ đông" hay thực hiện các phương án bị động ứng phó khẩn cấp với Covid-19 trong ngắn hạn, doanh nghiệp cần phải thay đổi góc nhìn và chiến lược trước những trận đánh dài trong tất cả mọi hoàn cảnh và thách thức, trên tất cả các mặt trận từ kinh doanh, vận hành cho đến nhân sự.

Accenture - Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới đã thực hiện thay đổi sâu cả về quy trình quản lý cung cấp dịch vụ đến đầu tư công nghệ và kích hoạt nguồn nhân lực số giúp công ty nhanh chóng phục hồi kinh doanh mạnh mẽ và đặc biệt còn trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho chính khách hàng của mình. Hai trong số những chương trình trọng tâm được Accenture tập trung mạnh mẽ để phục hồi kinh doanh đó là triển khai các quy trình để đảm bảo hoạt động kinh doanh không gián đoạn và đảm bảo tính liên tục trong việc triển khai các giải pháp công nghệ cần thiết cho các hoạt động trọng yếu. Nhờ đó, kết thúc quý 2 của năm tài chính 2021 (năm tài chính của Accenture kết thúc vào ngày 31/8 hàng năm), doanh thu của Accenture đã tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 12,1 tỷ USD. Theo dự báo của các hãng nghiên cứu, với tốc độ tăng trưởng này, Accenture sẽ đạt con số tăng trưởng doanh thu từ 6,5-8,5% trong năm tài chính 2021, cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của năm 2020.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã quyết định thay đổi, lấy việc số hóa doanh nghiệp toàn diện làm trọng tâm, chủ động triển khai các chương trình chuyển đổi số nội bộ trên tất cả các khía cạnh từ tự động hóa, số hóa quy trình nghiệp vụ đến quản lý chăm sóc khách hàng; quản lý nhân sự… Việc thúc đẩy chuyển đổi số nội bộ đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, quản trị và thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo thời gian thực (near real-time) đồng thời gia tăng năng suất lao động.

Điển hình việc số hóa mạnh mẽ và kịp thời với hơn 31 dự án chuyển đổi số nội bộ liên quan đến tự động hóa, số hóa quy trình nghiệp vụ; quản lý chăm sóc khách hàng; quản lý nhân sự… đã giúp tập đoàn FPT nhanh chóng thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, tiết kiệm lên đến 170 tỷ đồng chi phí của toàn tập đoàn, giảm 98% thời gian thực hiện báo cáo so với trước đây, kinh doanh hiệu quả.

Hay như Central Retail tại Việt Nam (CRV) – hệ thống bán lẻ với hơn 260 cửa hàng, siêu thị và 38 trung tâm thương mại nắm bắt xu hướng mua sắm đa kênh và các ứng dụng tự động hóa quy trình nghiệp vụ đã tập trung đẩy mạnh triển khai tự động hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ bán lẻ dựa trên nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp, chuẩn hóa quy trình, phát triển đa kênh mua sắm (omni-channel). Theo chia sẻ của đại diện CRV, việc số hóa đã giúp công ty dễ dàng chủ động chiến lược mở rộng kinh doanh, đẩy mạnh vận hành trên tất cả các kênh bán hàng, phát triển các giá trị giữ chân khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và trải nghiệm mua sắm.

Làn sóng Covid-19 với hàng hoạt những thách thức khôn lường vẫn tiếp tục diễn ra, liên tục đặt ra những bài toán lớn mà Doanh nghiệp phải đối mặt để sinh tồn và phát triển bền vững. Nhiệm vụ của Doanh nghiệp Việt lúc này không chỉ dừng lại ở việc giải quyết khó khăn tạm thời, mà cần xác định mục tiêu đảm bảo kinh doanh không gián đoạn là đích đến, lấy ứng dụng toàn diện các giải pháp công nghệ thành liều vaccine giúp họ chủ động kiểm soát những rủi ro, duy trì vận hành, tối ưu chi phí, miễn nhiễm với Covid-19 và phát triển bền vững trước biến động của thời cuộc.​

Với mong muốn đồng hành cùng với các doanh nghiệp, ngày 24/6/2021, FPT tổ chức Hội thảo trực tuyến "Kinh doanh không gián đoạn - Kinh nghiệm và giải pháp sáng tạo" nhằm kết nối các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để cùng nêu lên các vấn đề trọng yếu nhất; cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thảo luận để tìm ra giải pháp kinh doanh không điểm chạm, vận hành tối ưu, nâng cao hiệu suất cho chặng đường hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh liên tục, vững vàng vượt khủng hoảng, thúc đẩy nền kinh tế. 

Đăng ký tham gia sự kiện tại đây.

Ánh Dương

Tin mới