Lương thưởng bị ảnh hưởng, sức mua Tết năm nay ra sao?

Tuy lương thưởng của người dân bị ảnh hưởng ít nhiều do các biến động từ thị trường, nhưng dự báo tình hình hàng hóa bán ra dịp Tết này vẫn sẽ tăng, khi các đơn vị đã chuẩn bị nguồn hàng nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng dịp Tết Quý Mão 2023.

Thị trường Tết ước tăng 10-15% nhu cầu

Thị trường hàng hóa Tết năm nay ước tính sẽ tăng khoảng 10-15% về nhu cầu so với năm ngoái. Các doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo đủ thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương dự kiến cung ứng ra thị trường gần 100 tấn miến cho dịp Tết năm nay, doanh nghiệp kỳ vọng doanh số tháng Tết sẽ tăng 200%. Một doanh nghiệp khác cũng chuẩn bị sẵn sàng để cung ứng hơn 2.000 tấn hàng tươi sống và khoảng 4.500 tấn hàng chế biến, tăng 30% so với năm ngoái.

Cạnh đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cũng cung cấp cho thị trường từ 1 - 1,5 triệu trứng gia cầm mỗi ngày. Đây là số lượng đơn vị này chuẩn bị cho thị trường một tháng trước, trong và một tháng sau Tết. Cùng đó, Vĩnh Thành Đạt cũng đảm bảo giá trứng gia cầm trong các kênh bình ổn luôn thấp hơn thị trường từ 5 - 10%.

Theo Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, gần 40 doanh nghiệp trong ngành đã chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa phục vụ cao điểm Tết. Tổng nguồn vốn thực hiện bình ổn thị trường là gần 20.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp bình ổn thị trường được ưu tiên tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi.

Các doanh nghiệp cũng đang lên phương án tổ chức các điểm bán hàng bình ổn lưu động, triển khai chương trình khuyến mãi sâu từ 30 - 50% vào những ngày giáp Tết.

Lương thưởng bị ảnh hưởng, sức mua Tết năm nay ra sao? - Ảnh 1.

Các siêu thị, trung tâm thương mại đã chuẩn bị đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp Tết 2023.

Dịp Tết này, các cơ sở kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại chủ động sản xuất, dự trữ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng và giá cả để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao của người tiêu dùng.

Lãnh đạo một hệ thống siêu thị lớn cho biết cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo vị này, hệ thống lên kế hoạch cung ứng sản lượng hàng hóa theo từng ngành hàng phục vụ Tết tăng 20% - 30% so với các tháng bình thường trong năm và so với cùng kỳ Tết 2022.

Một hệ thống siêu thị khác thì đã lên kế hoạch tăng cường nguồn hàng từ 40% - 50% so với lượng bình quân, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu đảm bảo nhu cầu hàng hóa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch nguồn gốc, tốt cho sức khỏe của khách hàng và bình ổn giá thị trường.

Sàn thương mại điện tử chuẩn bị Tết

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp Tết Nguyên đán, Lazada triển khai Lễ hội mua sắm "Tết sale bung xõa" từ ngày 5/1 đến ngày 15/1/2023. Với thông điệp "Mở Lazada, Mở Tết bung xõa", xuyên suốt 11 ngày diễn ra lễ hội mua sắm Tết trên Lazada, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu chuẩn bị cho năm mới như sức khỏe và làm đẹp, thời trang (áo dài), các vật dụng trang trí và trang hoàng nhà cửa. Bên cạnh đó, các sản phẩm đặc trưng mang hương vị Tết như bánh kẹo, mứt Tết, nông sản/đặc sản vùng miền, giỏ quà Tết cũng được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong giai đoạn này.

Lương thưởng bị ảnh hưởng, sức mua Tết năm nay ra sao? - Ảnh 2.

Sàn thương mại điện tử cũng chuẩn bị sẵn sàng cho mùa sắm Tết Quý Mão.

Nhờ vào những ưu đãi đó, đại diện Lazada cho biết đang nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực, người tiêu dùng sẵn sàng mở ví sắm tết nhiều hơn nhờ vào những ưu đãi từ Lazada. Điều này được thấy rõ trong kết quả 2 giờ đầu của Lễ hội mua sắm "Tết sale bung xõa" vừa qua, ngành hàng Bách Hóa ghi nhận mức tăng trưởng về doanh thu nổi bật với các sản phẩm được mua nhiều nhất là: Thực phẩm đóng gói, Bánh kẹo, Nước giải khát và Thức uống có cồn; Các ngành hàng Thời trang, Làm đẹp và Mẹ & bé cũng ghi nhận sức mua tăng cao torng thời gian này.

Cùng với sự gia tăng về sức mua, đại diện Lazada cũng cho biết, việc gia tăng áp lực lên hệ thống kho vận và logistics trong dịp cao điểm là một điều tất yếu. Là sàn thương mại điện tử hàng đầu về cơ sở hạ tầng, công nghệ và logistics, Lazada đã dự đoán các xu hướng này từ trước và sẵn sàng trong công tác chuẩn bị để bảo đảm hàng hóa được giao nhận thông suốt tới người tiêu dùng.

"Chúng tôi dự đoán sức mua của người tiêu dùng và các mặt hàng được ưa chuộng trong từng thời điểm. Đồng thời, không ngừng cải tiến và tăng cường hiệu quả hoạt động tại những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, để mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người dùng. Đơn cử như ứng dụng hệ thống phân loại hàng hoá tự động tại trung tâm phân loại hàng hóa, công nghệ mã vạch để robot tự động chia hàng đến từng khu vực/tuyến phát hàng một cách chính xác cũng như công nghệ AI thiết kế và tối ưu hóa tuyến đường cho nhân viên giao nhận giúp hàng hóa đến tay người dùng trong thời gian ngắn nhất", đại diện sàn thương mại điện tử này nói thêm.

Có thể nói, tuy thu nhập của người dân trong nước năm nay bị ảnh hưởng ít nhiều do các yếu tố khách quan của nền kinh tế, nhưng sức mua và tiêu dùng vẫn có sự tiến triển ổn định khi tiến về cuối năm. Do đó, các đơn vị đang vẫn rất ráo riết chuẩn bị về nguồn hàng, nhân sự và cả hệ thống giao vận để đáp ứng nhu cầu này.

Hoàng Anh

Tin Cùng Chuyên Mục
Vương Quang Khải: “Zalo cách mỏ vàng crypto chỉ một cái gật đầu”

Vương Quang Khải: “Zalo cách mỏ vàng crypto chỉ một cái gật đầu”

Năm 2017, Nhà sáng lập Zalo phải ra quyết định trong điều kiện không đủ thông tin. Khi ấy, làm AI với trợ lý ảo giống như đâm đầu vào đá khi phải cạnh tranh với Google, Amazon…, còn nếu chọn crypto thì chỉ cần gật đầu là sẽ tiến thẳng đến “mỏ vàng”. Thế nhưng, “chàng Don Quixote” thì đương nhiên sẽ “đánh cối xay gió”.
Tin mới