MB - Tập đoàn tài chính hàng đầu, tăng tốc chuyển đổi số

Bắt đầu chiến lược chuyển đổi số từ năm 2017, MB đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trong những ngân hàng có tỷ lệ số hóa hàng đầu thị trường.

Chuyển đổi số và câu chuyện sống còn với mỗi ngân hàng

Các tổ chức nghiên cứu hàng đầu như McKinsey và Deloitte đều chỉ ra rằng, những ngân hàng có thể tận dụng sức mạnh từ chuyển đổi số sẽ có khả năng tối ưu hóa hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng và khả năng quản trị rủi ro.

Chia sẻ tại hội thảo quốc tế "Digitalize to Revolutionize - Định hình nền kinh tế số tương lai" do MB tổ chức vào tháng 11 vừa qua, Giáo sư David L. Rogers cho rằng, chuyển đổi số không hẳn chỉ là chuyển đổi về mặt công nghệ, mà nó còn bao gồm cả việc thay đổi tư duy và áp dụng tư duy mới vào trong chính tổ chức của mình.

Sớm nhận thấy chuyển đổi số là cơ hội lớn đối với sự phát triển của Ngân hàng, MB đã xác định chuyển đổi số là mục tiêu chiến lược  trong 5 năm qua và được thể hiện rất rõ ràng trong các hoạt động với tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp số vào năm 2026.  Bên cạnh đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại, MB còn đầu tư mạnh vào đào tạo và phát triển nguồn lực con người. MB có đội ngũ 2000 nhân sự Công nghệ thông tin, chiếm 10% tổng nhân sự Ngân hàng. Số lượng dự án về tự động hoá các hoạt động của MB năm 2023 gấp 1,5 lần năm 2022. AI, Machine Learning, Deep Learning được sử dụng trong hoạt động chăm sóc khách hàng và vận hành nội bộ. Bên cạnh nền tảng CNTT vững chắc, MB còn ứng dụng mạnh mẽ mô hình và phân tích dữ liệu vào việc thiết kế chính sách, đồng hành, thúc đẩy kinh doanh & nhận diện sớm rủi ro. Ứng dụng mô hình tăng nhận diện sớm và cảnh báo rủi ro, tỷ lệ nợ xấu tập đoàn kiểm soát khoảng 1,6% thấp hơn nhiều so với mức bình quân ngành ngân hàng.

MB - Tập đoàn tài chính hàng đầu, tăng tốc chuyển đổi số - Ảnh 1.

Không chỉ công nghệ, MB Bank chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tạo đà phát triển mạnh mẽ cho cột mốc tuổi 30

Hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống, MB liên tục áp dụng các sáng kiến cải tiến, không đầu tư ồ ạt mà bắt đầu bằng những "phép thử" nhỏ với sự cẩn trọng và chi tiết. "Sau mỗi phép thử là giai đoạn kiểm nghiệm. Nếu có kết quả mong muốn, mới chuyển sang đầu tư lớn hơn" - ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch HĐQT MB chia sẻ.

Nền tảng số vững chắc cho khát vọng tương lai

Tận dụng những lợi thế trong kỷ nguyên số với tiềm năng to lớn từ  công nghệ như Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI) hay Deep Learning, MB đã từng bước hiện thực hóa thành công quá trình chuyển đổi số của mình bằng những con số ấn tượng. Trong 5 năm qua, doanh thu của MB Bank tăng trưởng bình quân 18-20%/năm, lợi nhuận có năm tăng đến 35%. Trong khi đó, MB gần như không tăng về quy mô chi nhánh và nhân viên.

Tính riêng trong năm 2023, MB đã thu hút hơn 6,3 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng vượt trên 26 triệu, trong đó có gần 23 triệu người dùng trên App MBBank và 240 nghìn khách hàng doanh nghiệp sử dụng BIZ MBBank, tức khoảng 25% dân số Việt Nam có tài khoản MB. Tỷ lệ khách hàng giao dịch trên kênh số chiếm khoảng 97% với tỷ lệ giao dịch thành công đạt 99,96%, tổng số lượng giao dịch trên kênh số vượt trên 2,3 tỷ giao dịch. Riêng App MBBank có thời điểm đạt 20 triệu giao dịch/ngày.

MB - Tập đoàn tài chính hàng đầu, tăng tốc chuyển đổi số - Ảnh 2.

MB Bank xây dựng hệ sinh thái toàn diện tối ưu cho khách hàng

Là ngân hàng định hướng theo xu hướng tự phục vụ (self-serving), MB Bank đã mang đến cho khách hàng 1 siêu ứng dụng với một hệ sinh thái với hơn 200 miniApp được tích hợp trên App và cá nhân hóa theo nhu cầu, thói quen của mỗi khách hàng. Ngoài ra, MB cũng kết nối mới với 125 đối tác BaaS (Banking as a Service), mở rộng hệ thống kết nối thông qua API với gần 300 đối tác, đưa MB  thuộc top ngân hàng sở hữu số lượng API đa dạng nhất thị trường.

Bước sang năm 2024, đánh dấu cột mốc kỷ niệm 30 năm thành lập, ông Phạm Như Ánh - Tổng Giám đốc MB cho biết, mục tiêu của MB từ nay đến 2026 sẽ tăng tốc chuyển đổi số, không chỉ là một ngân hàng số mà hướng đến trở thành doanh nghiệp số. Tham vọng của MB là 50-70% doanh thu của tập đoàn đến từ kênh số trong tương lai. Việc phát triển doanh nghiệp số sẽ tiếp tục dựa trên 2 nền tảng chính là App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và BIZ MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp), liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng và nâng cấp sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm cá nhân hóa cho từng khách hàng, phục vụ tốt nhất cho từng khách hàng cụ thể.

Tin Cùng Chuyên Mục
Có một ngân hàng không bao giờ nghỉ Tết

Có một ngân hàng không bao giờ nghỉ Tết

Theo đại diện BVBank, sự phát triển của hệ thống ngân hàng giao dịch tự động được coi là mảnh ghép giúp hình ảnh của các nhà băng trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 trở nên hoàn thiện hơn. Người dùng hưởng lợi khi thực hiện các giao dịch dễ dàng, không còn phải đến quầy giao dịch truyền thống.
Tin mới