(Tổ Quốc) - Thiết kế décor văn phòng đang là xu hướng được nhiều công ty lựa chọn bởi những hiệu quả tích cực trong công việc và những giá trị tiềm ẩn mà nó mang lại. Đây cũng là mảnh đất "màu mỡ" cho các doanh nghiệp sản xuất nội thất nhưng không phải đơn vị nào cũng nắm được bí quyết chiếm ưu thế.
Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 5 tỉ USD trong năm 2019. Với dân số trên 96 triệu người, thu nhập và mức sống ngày càng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Đến năm 2023, tổng quy mô thị trường nội thất có thể đạt tới 7 tỉ USD.
Để đạt được con số này, nội thất văn phòng chiếm vai trò không nhỏ, bởi, theo số liệu báo cáo mới nhất từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết 10/2020 cả nước có 111.160 doanh nghiệp thành lập mới. Nhiều chuyên gia đã nhận định, dư địa cho ngành nội thất văn phòng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo sẽ còn rất lớn.
Cũng theo khảo sát, có tới 92% nhân viên văn phòng cho rằng hiệu quả và cảm hứng làm việc sẽ được cải thiện đáng kể nếu như không gian làm việc được thiết kế ấn tượng, đẹp mắt, thân thiện và tạo cảm giác thoải mái. Đây chính là cơ hội để xu hướng nội thất décor, thiết kế may đo theo phong cách riêng phát triển mạnh mẽ và những doanh nghiệp sản xuất có nền tảng, bài bản nhạy bén nắm bắt cơ hội này sẽ chiếm được ưu thế trên thị trường.
Mạnh dạn đầu tư đồng bộ
Để cạnh tranh "sòng phẳng" và chiếm ưu thế trên thị trường trở thành sự lựa chọn hàng đầu về tư vấn, thiết kế, thi công nội thất décor cho các Tập đoàn, doanh nghiệp, công ty trong nước, Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam – Thương hiệu Quốc gia 2020 ngành nội thất đã mạnh dạn đầu tư và chiến thắng ở 3 mũi nhọn trọng điểm là máy móc công nghệ hiện đại, nhân sự chất lượng cao và quy trình quản trị sản xuất tiên tiến.
Xuân Hòa "mạnh dạn" đầu tư hàng triệu USD để hoàn thiện và đồng bộ dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Cuối năm 2019, Xuân Hòa là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ dán cạnh viền mỏng Slimline của hãng Biesse, Italy vào sản xuất. Công nghệ này sử dụng keo PUR với độ mỏng bằng 1/3 so với keo thông thường, giúp tránh cho cốt gỗ bên trong tiếp xúc với không khí ẩm ở môi trường bên ngoài, từ đó tăng gấp 3 lần độ bền của sản phẩm. Đồng thời các cạnh viền trông như một khối liền mạch, tinh tế, sắc nét, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của khách hàng.
Hệ thống máy Biesse, Italy Công nghệ Slimline hiện đại hàng đầu thế giới tại Xuân Hòa
Bài toán đầu tư công nghệ hiện đại với chi phí đầu tư và doanh thu luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Tuy nhiên, theo ông Lê Duy Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam, bài toán này hoàn toàn có thể giải quyết: "Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì chất lượng sản phẩm và giá thành là yếu tố quan trọng hàng đầu - mà hai yếu tố này lại do máy móc, công nghệ, năng suất lao động mang lại. Máy móc của Xuân Hòa đều được nhập khẩu từ các nước G7 như Italy, Nhật Bản nên có chất lượng tốt, vận hành ổn định, tiết kiệm nhiên liệu, nhân công, năng suất cao, tỉ lệ hàng lỗi hỏng rất thấp. Hơn nữa, tuổi thọ máy có thể lên tới trên 15 năm nên khi tính toán tổng thể, tôi cho rằng chi phí công nghệ là khoản đầu tư xứng đáng". Với năng lực sản xuất và công suất dây chuyền đạt trên 1 triệu sản phẩm/năm, Xuân Hòa có khả năng đáp ứng các đơn hàng của khách trong thời gian sớm nhất.
Mỗi năm, Xuân Hoà đầu tư hàng tỉ đồng để thuê chuyên gia hàng đầu Nhât Bản Junji Hory, 42 năm kinh nghiệm làm Giám đốc sản xuất cho Toyota về đạo tạo quản trị sản xuất, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân sự. Xuân Hòa có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư tài ba, được đào tạo chuyên sâu, không ngừng sáng tạo để cho ra những thiết kế đẹp, hiện đại, sang trọng và đẳng cấp, thể hiện được đúng ý tưởng, mong muốn của đối tác, khách hàng.
Chuyên gia Junji Hory đào tạo TPS tại Xuân Hòa
Ngoài ra, Xuân Hoà còn chiếm ưu thế trên thị trường nhờ áp dụng thành công quy trình quản trị sản xuất TPS của Tập đoàn Toyota, chuẩn hoá mọi khâu trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và rút ngắn thời gian giao hàng. Từ nguồn nguyên liệu gỗ công nghiệp, linh kiện, phụ kiện của các đối tác uy tín như An Cường, Minh Long, Hafler, Bloom…đến việc ứng dụng phần mềm chuyên dụng vào sản xuất dựa trên mã vạch, mã code sản phẩm. Chính sự chuẩn hoá này đã tạo ra những sản phẩm làm hài lòng các khách hàng khó tính nhất như: Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), VNPT, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng Phương Đông (OCB), VPBank, Samsung Việt Nam, Canon Việt Nam, các showroom ô tô Kia, Mazdar, Suzuki, Trung tâm vận hành đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hay các công ty vừa và nhỏ như Haseca, Himawari…
Ánh Dương